Table of Contents[Hide][Show]
- Bảo lãnh con nuôi đi Mỹ là diện gì?
- Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu?
Một số câu hỏi thường gặp về bảo lãnh con nuôi đi Mỹ+−
- 1. Chi phí bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao nhiêu tiền?
- 2. Nếu tôi là người thân nhận con nuôi, tôi có bắt buộc phải làm việc với người cung cấp dịch vụ chính không?
- 3. Công dân Hoa Kỳ phải làm theo quy trình nào để bảo lãnh cho con riêng nhập cư vào Hoa Kỳ?
- 4. Tôi muốn biết quyền lợi khi bảo lãnh đi Mỹ theo diện con nuôi?
- 5. Tôi được biết con nuôi của tôi cần khám sức khỏe trước khi phỏng vấn, tôi có thể biết thêm về quy trình này được không?
- 6. Tôi có thể hoàn thành việc hợp pháp hoá giấy tờ từ Hoa Kỳ để dùng cho quy trình nhận con nuôi tại Việt Nam ở đâu?
- 7. Làm thế nào để con nuôi của tôi nhập quốc tịch Hoa Kỳ?
- Vậy làm cách nào để bộ hồ sơ bảo lãnh con nuôi đi Mỹ nhanh nhất?
Mỹ được biết đến là quốc gia thân thiện và cởi mở trong vấn đề nhập cư. Ngoài các diện bảo lãnh con ruột, vợ chồng thì bảo lãnh con nuôi đi Mỹ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, những thắc mắc như bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu, thủ tục hồ sơ như thế nào, lệ phí ra sao nhận được sự tìm kiếm trên các công cụ internet.
Bài viết dưới đây, ImmiPath sẽ chỉ ra giải đáp tất cả những thắc mắc đó và hơn thế nữa. Xem ngay nhé!
Bảo lãnh con nuôi đi Mỹ là diện gì?
Nếu bạn là công dân Mỹ và đang có con nuôi ở Việt Nam và mong muốn đưa chúng đến sống cùng bạn tại Hoa Kỳ. Điều này có thể vì nhiều lý do bao gồm gần gũi hơn với gia đình, chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc đảm bảo một cuộc sống chất lượng hơn.
Hiện nay, có 3 trường hợp bảo lãnh con nuôi đi Mỹ:
Loại visa | Giải thích tóm tắt |
IR3 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi bên ngoài Hoa Kỳ)Ít nhất bố hoặc mẹ nuôi đã tiếp xúc người con nuôi trong quá trình nhận nuôi ở nước ngoài. Visa này được cấp sau khi mẫu đơn I-600 được chấp thuận |
IH3 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi bên ngoài Hoa Kỳ)Visa IH3 được cấp trong trường hợp đơn I-800 đã được chấp thuận, thủ tục nhận con nuôi đã được hoàn tất trước khi người con nuôi tới Hoa Kỳ |
IR4 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ)Visa IR4 được cấp sau khi đơn I-600 được chấp thuận, và: Người bố/mẹ nuôi chưa từng gặp người con trước/trong quá trình nhận nuôiViệc nhận nuôi sẽ được hoàn tất tại Hoa Kỳ |
IH4 | Con nuôi đến Hoa Kỳ để được nhận nuôiVisa IH4 được cấp sau khi đơn I-800 được chấp thuận và việc nhận nuôi vẫn chưa được hoàn tất tại nước ngoài trước thời điểm người con nuôi nhập cảnh vào Mỹ |
Nhìn chung, nếu người con nuôi được nhận đến Hoa Kỳ bằng Visa Định Cư IR3 hoặc IH3, đang cư trú tại Hoa Kỳ dưới sự giám hộ hợp pháp của công dân Hoa Kỳ trước sinh nhật 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện khác của Đạo luật Quốc tịch Trẻ em (CCA), người con nuôi sẽ tự động trở thành công dân Hoa Kỳ. Nếu đủ điều kiện, đứa trẻ sẽ tự động nhận được Chứng nhận Quốc tịch qua đường bưu điện.

Điều kiện để bảo lãnh con nuôi đi Mỹ
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi đi Mỹ
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp, người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cụ thể:
- Người được nhận nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi, trong một số trường hợp ngoại lệ, người được nhận làm con nuôi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn đáp ứng điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng

Điều kiện đối với người nhận con nuôi đi Mỹ
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp thì người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện nhận con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể các điều kiện bao gồm:
- Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Người nhận con nuôi đi Mỹ phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên (điều kiện này không bắt buộc với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi)
- Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
- Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có tư cách đạo đức tốt
Bên cạnh 4 điều kiện “cần” nêu trên, người nhận nuôi con phải đáp ứng các điều kiện “đủ” theo Khoản 2 Điều 14 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi, cụ thể:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
- Đang chấp hành hình phạt tù
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
Bên cạnh đó theo luật di trú Mỹ, để được bảo lãnh con nuôi đi Mỹ thì cần những điều kiện nhất định sau đây:
- Con nuôi phải được nhận nuôi trước 16 tuổi và phải hoàn thành đầy đủ các thủ tục nhận nuôi tại địa điểm cư trú
- Con nuôi và cha mẹ phải ở chung với nhau trong thời gian 2 năm, không phân biệt giai đoạn trước hay sau khi nhận nuôi
- Con nuôi phải chịu sự giám hộ của ba mẹ trong thời gian đủ 2 năm
- Cha hoặc mẹ phải là công dân Mỹ, thường trú nhân hiện đang sinh sống tại Mỹ
Sau khi USCIS đã xác nhận đối tượng xin được bảo lãnh con nuôi đi Mỹ thì người con này sẽ nhận thẻ xanh định cư và được sống tại Mỹ dưới dạng thường trú nhân.

Hồ sơ bảo lãnh con nuôi đi Mỹ cần những giấy tờ gì?
Đối với người nhận nuôi
Bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chứng minh con nuôi hợp pháp và có con nuôi của bạn có đầy đủ quyền công dân, cụ thể như :
- Đơn xin nhận con nuôi đã được phê duyệt
- Bản sao của chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương đương
- Giấy lý lịch tư pháp
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe
Đối với người được nhận nuôi
Các giấy tờ mà người được nhận nuôi cần chuẩn bị cho quá trình xin visa để bảo lãnh con nuôi đi Mỹ là :
- Giấy khai sinh
- 2 ảnh toàn thân, nhìn thẳng và không chụp quá 6 tháng gần nhất
- Giấy khám sức khỏe
- Phiếu chứng nhận hoàn cảnh nhận con nuôi hợp pháp, VD: biên bản xác nhận của địa phương nếu con nuôi là trẻ em cơ nhỡ, giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của con nuôi đã chết và trở thành trẻ mồ côi, giấy chứng nhận mất hành vi nhân sự của cha mẹ đẻ đối với người không còn khả năng nuôi con
- Nếu nhận con nuôi tại các cơ sở nuôi dưỡng, cần có giấy tiếp nhận của cơ sở nuôi dưỡng và giấy cho – nhận nuôi tại thời điểm trẻ được nhận nuôi
Lưu ý tất cả những giấy tờ này đều phải được dịch và chứng thực tại các cơ quan thẩm quyền là Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Mỹ. Hồ sơ bắt buộc phải bao gồm song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Quy trình bảo lãnh con nuôi đi Mỹ như thế nào?
Có ba con đường tương tự nhưng khác biệt để đưa con nuôi của bạn đến Mỹ. Con đường mà con nuôi của bạn đi theo sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của chúng. Sau đây là 3 quy trình thông thường giúp bảo lãnh con nuôi sang Mỹ:
Quy trình Hague
Nếu bạn đã nộp Mẫu I-800A và I-800 để nhận con nuôi, thì con của bạn đến từ một quốc gia đã thực hiện Công ước Nhận Con nuôi La Hay (Hague). Điều này có nghĩa là con bạn sẽ vào Hoa Kỳ bằng thị thực nhập cư IH-3 (nếu bạn nhận con nuôi ở một quốc gia thuộc Hague) hoặc thị thực nhập cư IH-4 (nếu bạn hoàn tất thủ tục nhận con nuôi ở Hoa Kỳ).
Quy trình không Hague
Nếu bạn đã nộp Mẫu I-600A hoặc I-600 để nhận con nuôi, thì con bạn đến từ một quốc gia chưa thực hiện Công ước nhận con nuôi La Hay. Điều này có nghĩa là con bạn sẽ vào Hoa Kỳ bằng thị thực nhập cư IR-3 (việc nhận con nuôi được hoàn tất ở một quốc gia không thuộc Hague và bạn [hoặc vợ/chồng của bạn, nếu đã kết hôn] nhìn thấy con bạn trước hoặc trong quá trình nhận con nuôi) hoặc IR Visa định cư 4 (nếu bạn hoàn tất thủ tục nhận con nuôi tại Hoa Kỳ).
Quá trình tương đối ngay lập tức

Nếu con của bạn không đáp ứng các yêu cầu đối với quy trình nhận con nuôi ở Hague hoặc không phải ở Hague, bạn vẫn có thể nộp Mẫu I-130, đơn xin Thân nhân Ngoại kiều, thay mặt cho người đó với tư cách là con nuôi của Công dân Hoa Kỳ. Cha mẹ phải tích lũy hai năm quyền nuôi con hợp pháp và thể chất, có các thủ tục nhận con nuôi đầy đủ để đủ điều kiện nộp đơn I-130. Hai năm phải được cộng dồn TRƯỚC KHI bạn nộp Mẫu I-130.
Ngoài ra, việc nhận con nuôi phải được hoàn tất trước sinh nhật thứ 16 của con bạn (hoặc sinh nhật thứ 18 nếu chúng là anh chị em ruột của đứa trẻ mà bạn đã hoặc sẽ nhận nuôi). Con của bạn sẽ nhận được thị thực nhập cư IR-2 nếu trẻ đủ điều kiện.
Nếu bạn đang nhận con nuôi từ một quốc gia có Công ước La Hay, thì một số hạn chế nhất định sẽ được áp dụng có thể ngăn con bạn nhập cư vào Hoa Kỳ bằng quy trình này. Vui lòng nghiên cứu đầy đủ luật nhận con nuôi của quốc gia mà bạn muốn nhận con nuôi trước khi bắt đầu quy trình.
Thủ tục bảo lãnh con nuôi đi Mỹ như thế nào?
Để quá trình bảo lãnh con nuôi sang Mỹ được hoàn tất nhanh chóng, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin visa con nuôi
Việc xin visa cha mẹ có thể tìm đến một bên cung cấp dịch vụ và làm theo hướng dẫn để xin visa định cư ở nước ngoài cho con, sau đó con nuôi có thể chung sống chung với cha mẹ và gia đình.
Bước 2: Nhận giấy khai sinh của con
Sau khi thực hiện xong thủ tục nhận nuôi con nuôi, được trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi, cha mẹ sẽ nhận được giấy khai sinh của con. Sau đó, khi có giấy tờ đủ cha mẹ sẽ làm thủ tục xin hộ chiếu cho con.
Bước 3: Xin cấp hộ chiếu cho con nuôi
Cha, mẹ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin hộ chiếu cho con nuôi gồm:
- Mẫu đơn xin hộ chiếu
- Quyết định nhận nuôi con nuôi (bản sao công chứng)
- Giấy khai sinh của con nuôi (bản sao công chứng)
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng
- Hộ chiếu của cha, mẹ nuôi (bản sao công chứng)
- Thời gian xin hộ chiếu Việt Nam sẽ mất thời gian khoảng từ 2 tuần – 1 tháng để nhận được hộ chiếu hợp pháp
Bước 4: Xin visa định cư tại Mỹ
Sau khi hoàn tất thủ tục cấp giấy tờ trên cho con nuôi, cha mẹ nuôi cần thực hiện bước tiếp theo là xin visa định cư tại Mỹ cho con ở Đại sứ quán.
Tại bước này, cha mẹ nuôi cần chứng minh mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình thông qua kê khai bảng lương của 6 tháng lương gần nhất; các giấy tờ minh chứng cho công việc hiện tại có thể thông qua hợp đồng lao động tại nơi làm việc hoặc các giấy tờ khác. Điều này về mặt bản chất là rất cần thiết, bởi đó là sự chứng minh rằng cha mẹ nuôi hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng bảo lãnh cho con nuôi, tránh việc nhận con nuôi sẽ làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sau đó, Lãnh sự quán sẽ xem xét các bằng chứng và cấp visa nếu như đúng và đủ thủ tục.

Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu?
Thông thường, sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá xem bố mẹ nuôi có đủ điều kiện hoặc phù hợp để nhận con nuôi hay không. Đồng thời xem xét hồ sơ cần bổ sung thêm gì. Trong trường hợp không đủ điều kiện hoặc hồ sơ còn thiếu thì Sở Di trú và Nhập tịch USCIS sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho bố mẹ nuôi.
Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu còn tùy thuộc vào cách chuẩn bị hồ sơ, mẫu đơn bạn điền. Đối với mẫu đơn I-800A thì thời gian xét duyệt sẽ là 15 ngày tính từ ngày USCIS thông báo kết quả hồ sơ và lấy dấu vân tay (sinh trắc học).
Đối với mẫu đơn I-600A thì thời gian xét duyệt sẽ là 18 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời gian này cơ quan thẩm quyền sẽ xác nhận tình hình của đứa trẻ cũng như bố mẹ nuôi có đáp ứng được đầy đủ điều kiện, tài chính và có phù hợp để hoàn tất quá trình nhận nuôi hay không.

Một số câu hỏi thường gặp về bảo lãnh con nuôi đi Mỹ
1. Chi phí bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao nhiêu tiền?
Hiện tại, lệ phí nộp đơn bảo lãnh con nuôi sang Mỹ tổng cộng là 805 USD, lệ phí này đã bao gồm phí nộp hồ sơ và chi phí quét vân tay cho từng thành viên sống trong gia đình từ 18 tuổi trở lên.
2. Nếu tôi là người thân nhận con nuôi, tôi có bắt buộc phải làm việc với người cung cấp dịch vụ chính không?
Có, bạn sẽ cần một nhà cung cấp chính. Cha mẹ nuôi tương lai theo đuổi việc nhận con nuôi quốc tế (theo Công ước hoặc nhận con nuôi mồ côi), bao gồm cả việc nhận người thân của trẻ làm con nuôi, phải làm việc với nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi có khả năng đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ nhận con nuôi đã được cung cấp. Theo luật Hoa Kỳ, các nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi của Hoa Kỳ không phải là tổ chức công hoặc nhà cung cấp được miễn trừ phải được công nhận hoặc phê duyệt để cung cấp dịch vụ nhận con nuôi liên quan đến nhận con nuôi quốc tế. Cha mẹ nuôi tương lai được yêu cầu xác định nhà cung cấp chính, tổ chức đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ nhận con nuôi theo yêu cầu.
3. Công dân Hoa Kỳ phải làm theo quy trình nào để bảo lãnh cho con riêng nhập cư vào Hoa Kỳ?
Cha /mẹ kế có thể nộp Mẫu I-130, Đơn xin Thân nhân Ngoại kiều cho con riêng (con của vợ/chồng) để đủ điều kiện xin thị thực thân nhân trực tiếp. Cha mẹ kế là công dân Hoa Kỳ muốn đưa con riêng đến Hoa Kỳ không bắt buộc phải tuân theo Công ước hoặc thủ tục nhập cư nhận con nuôi mồ côi trong trường hợp công dân Hoa Kỳ kết hôn với cha mẹ của đứa trẻ trước sinh nhật lần thứ 18 của đứa trẻ.
Tuy nhiên, không giống như con ruột hoặc con nuôi, con riêng không có quốc tịch theo Mục 320 của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch dựa trên mối quan hệ với cha/mẹ kế. Để biết thêm thông tin, hãy xem tài liệu trực tuyến của USCIS có tiêu đề “Tôi là Công dân Hoa Kỳ . . . Làm cách nào để giúp người thân của tôi trở thành Thường trú nhân Hoa Kỳ?”
4. Tôi muốn biết quyền lợi khi bảo lãnh đi Mỹ theo diện con nuôi?
Nếu hoàn tất hồ sơ bảo lãnh con nuôi sang Mỹ và được bảo lãnh theo quy định của pháp luật thì con nuôi sẽ được hưởng mọi quyền lợi như một người con ruột. Đồng thời, bạn sẽ được áp dụng đối với việc bố mẹ bảo lãnh cho con nuôi, anh chị em có thể bảo lãnh cho nhau hoặc bảo lãnh cho bố, mẹ nuôi với chung một hồ sơ cùng con nuôi theo diện bảo lãnh thân nhân.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng đối với hình thức bảo lãnh theo diện con nuôi thì người con nuôi được hưởng mọi quyền lợi khi di trú sẽ không được bảo lãnh cho bố, mẹ ruột hoặc anh, chị, em ruột của mình nữa.
5. Tôi được biết con nuôi của tôi cần khám sức khỏe trước khi phỏng vấn, tôi có thể biết thêm về quy trình này được không?
Tất cả người nhập cư, bao gồm trẻ em được nhận làm con nuôi, phải khám sức khỏe tại cơ sở y tế được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định trước khi phỏng vấn thị thực. Cơ sở y tế được chỉ định để khám cho các trường hợp con nuôi từ Việt Nam là Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM). Thông thường, kết quá khám sức khỏe sẽ có trong vòng từ 03 đến 10 ngày và sẽ được gửi trực tiếp tới Phòng Lãnh sự, Đại sứ quán Hoa Kỳ để phỏng vấn thị thực. Bác sĩ phụ trách sẽ thảo luận với gia đình về kết quả khám sức khỏe của trẻ cũng như các yêu cầu điều trị sau khám nếu có.
Trong buổi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về việc tiêm chủng. Cha mẹ nuôi có thể đề nghị hoãn việc tiêm chủng cho trẻ em từ 10 tuổi trở xuống bằng cách đồng ý sẽ đưa trẻ đi tiêm chủng trong vòng 30 ngày sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ, hoặc vào thời điểm sớm nhất theo điều kiện y tế phù hợp. Bố mẹ nuôi cần nộp đơn DS-1981 (Đơn Đề nghị Miễn yêu cầu tiêm chủng cho người nhập cư đối với trẻ em được nhận làm con nuôi) với mục đích này.
Để biết thêm thông tin về quy trình này, vui lòng xem tại Trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đưa ra những thông tin hữu ích về việc khám theo dõi, rà soát các bệnh lây nhiễm và vắc xin.

6. Tôi có thể hoàn thành việc hợp pháp hoá giấy tờ từ Hoa Kỳ để dùng cho quy trình nhận con nuôi tại Việt Nam ở đâu?
Theo pháp luật Việt Nam, mọi giấy tờ liên quan đến hồ sơ nhận con nuôi nộp cho các cơ quan chính quyền Việt Nam đều cần công chứng và chứng thực bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài và được dịch sang Tiếng Việt. Để hợp pháp hóa giấy tờ tại Hoa Kỳ, vui lòng xem thông tin tại Văn phòng Hợp pháp hóa Giấy tờ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
7. Làm thế nào để con nuôi của tôi nhập quốc tịch Hoa Kỳ?
Theo Đạo luật Quốc tịch Trẻ em năm 2000, trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài được nhập quốc tịch ngay sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Sở Di trú và Nhập cư (USCIS) sẽ gửi giấy Chứng nhận công dân, một tài liệu quan trọng chứng minh quốc tịch của trẻ, qua bưu điện trong vòng 8-10 tuần sau ngày trẻ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Vui lòng xem trang web của USCIS để biết thêm thông tin.
Vậy làm cách nào để bộ hồ sơ bảo lãnh con nuôi đi Mỹ nhanh nhất?
Bảo lãnh đi Mỹ theo diện con nuôi, bước quan trọng nhất chuẩn bị hồ sơ giấy tờ. Bởi nếu thiếu một trong các giấy tờ cần thiết hoặc bằng chứng không thuyết phục, hồ sơ của bạn sẽ trả về và thời gian đoàn tụ sẽ kéo dài.
Vì vậy, để mọi thủ tục giấy tờ diễn ra suôn sẻ, chi trả đầy đủ các khoản phí quy định cũng như có một cuộc phỏng vấn thành công với viên chức lãnh sự khuyên bạn nên tìm một dịch vụ tư vấn di trú định cư Mỹ uy tín, chất lượng.
Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, có cả văn phòng ở Mỹ và Việt Nam, ImmiPath tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về di trú Mỹ, hỗ trợ giải quyết các hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, thân nhân, con ruột, con nuôi, đặc biệt là định cư Mỹ theo diện việc làm Eb3 nhanh chóng, tư vấn cách chuẩn bị các bằng chứng, hướng dẫn trả lời phỏng vấn với lãnh sự quán, giúp bạn và gia đình nhanh chóng nhận được visa cũng như thẻ xanh để sớm đoàn tụ với người thân yêu và bắt đầu cuộc sống mới tại xứ sở cờ hoa.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bảo lãnh đi Mỹ theo diện con nuôi thì hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của ImmiPath sẽ hỗ trợ, tư vấn bằng tất cả kinh nghiệm và trái tim, giúp bạn và con nuôi của mình nhanh chóng được đoàn tụ với nhau tại xứ sở cờ hoa.
Trả lời