Table of Contents[Hide][Show]
- Người Việt đi định cư Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền?
- Cần bao nhiêu tiền để có cuộc sống dư dả khi định cư Mỹ?
- Lưu ý gì khi đi định cư Mỹ?
Một số câu hỏi thường gặp về chi phí định cư Mỹ+−
- 1. Phí xử lý Lãnh sự thẻ xanh theo diện gia đình là bao nhiêu?
- 2. Tôi nên thực hiện các khoản thanh toán chi phí định cư Mỹ như thế nào?
- 3. Tôi có thể được miễn lệ phí thẻ xanh dựa trên gia đình của tôi không?
- 4. Tôi muốn biết thẻ xanh dựa trên gia đình đến lệ phí nộp đơn quốc tịch là bao nhiêu?
- 5. Tôi muốn biết chi phí xin visa diện lao động EB-3 là bao nhiêu?
- Vậy làm sao để các diện đi định cư Mỹ được cấp visa nhanh nhất?
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được xem là một trong những quốc gia có chính sách thân thiện với người nhập cư, đặc biệt đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, để đặt chân đến Mỹ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ, từ hồ sơ, thủ tục cho đến các khoản phí cần chi trả.
Vậy chi phí định cư tại Mỹ tốn bao nhiêu tiền? Ngoài những lệ phí bắt buộc thì cần đóng thêm các khoản nào?
Trong bài viết này, ImmiPath sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về vấn đề tài chính khi định cư Mỹ. Xem ngay nhé!
Chi phí định cư Mỹ tốn bao nhiêu tiền?
Cần bao nhiêu tiền để định cư Mỹ tuỳ thuộc vào diện nhập cư mà bạn chọn. Hiện nay, có 4 hình thức nhập cư vào Mỹ phổ biến như sau:
Chi phí định cư Mỹ theo diện du học
Du học cũng là cách giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ Mỹ của mình và được khá nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Sau khi hoàn thành khóa học, chi phí xin định cư Mỹ của mỗi người sẽ không giống nhau, tuỳ vào từng diện visa. Học phí 4 năm ở những trường Đại học công lập dao động từ 9.650 – 24.930 USD/năm.
Để có thể định cư Mỹ, du học sinh cần nộp đơn chuyển diện từ visa không định cư sang visa định cư thì mới xin được thẻ xanh, được ở lại Mỹ lâu dài. Du học định cư Mỹ đa số đều phải thuê nhà, chi phí hàng tháng đều tăng lên đáng kể và tuỳ thuộc vào tiểu bang bạn sinh sống.
Có những cách du học định cư Mỹ dành cho du học sinh như chuyển đổi từ Visa J1 hoặc F1 (diện du học) sang diện H-1B (diện làm việc) để có thể sinh sống và làm việc tại Mỹ.
Bên cạnh đó du học sinh có thể kết hôn với thường trú nhân hoặc công dân Mỹ để chuyển sang visa định cư và nhận thẻ xanh. Tuy nhiên, ImmiPath không khuyến khích hôn nhân giả chỉ để nhận thẻ xanh thường trú vì nếu lãnh sự quán phát hiện, bạn có thể ngồi tù và bị trục xuất về nước, cánh cửa định cư Mỹ của bạn sẽ đóng lại vĩnh viễn.

Chi phí định cư tại Mỹ theo diện lao động tay nghề
Đi định cư Mỹ theo diện lao động tay nghề cũng là một trong những hình thức định cư đang được ưa chuộng. Để nhận được thẻ xanh cho diện lao động tay nghề, nhân viên được nhận yêu cầu phải có chứng nhận lao động từ Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) để nộp đơn xin thị thực EB-1, thị thực EB2 và thị thực EB-3.
Giấy chứng nhận sẽ thông báo cho USCIS rằng công ty đã nỗ lực thuê một nhân viên là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, nhưng không thực hiện được vì một số lý do, chẳng hạn như không thể tìm được người có kỹ năng cần thiết hoặc người đó không sẵn sàng để được thuê cho công việc. v.v.
Lưu ý rằng những cá nhân chuyển đến Hoa Kỳ bằng thị thực nhập cư phải trả một số khoản phí bổ sung để có được trạng thái Thường trú hợp pháp Người thường trú (LPR).
Khi thẻ xanh của bạn hết hạn, bạn sẽ phải nộp Mẫu I-90 để được cấp thẻ xanh và thanh toán phí gia hạn (nếu có).

Để có được Thẻ xanh, bạn phải trả nhiều khoản phí khác nhau theo từng giai đoạn. Lệ phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại thị thực nhập cư mà bạn đang xin, nơi bạn nộp đơn.
Đối với diện tay nghề, chi phí bỏ ra ban đầu dùng để hoàn tất giấy tờ, hồ sơ cá nhân, thi chứng chỉ nghề. Đặc biệt, yêu cầu về ngôn ngữ, tay nghề, kinh nghiệm rất khắt khe.
Định cư ở nước Mỹ thì có rất nhiều khoản chi phí bao gồm tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt phí cùng các tiện ích liên quan.
Tiền thuê nhà trung bình 2.000 – 3.000USD/tháng. Bạn cần tìm một trung tâm chuyên tư vấn định cư di trú uy tín, dày dặn kinh nghiệm nếu đi theo diện lao động tay nghề đặc biệt là diện EB3 để có được thẻ xanh như mong ước.
Chi phí định cư Mỹ theo diện đầu tư
Định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5 dành cho những người có tài chính kinh tế mạnh. bởi bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đầu tư vào nền kinh tế của nước Mỹ. Ví dụ, chương trình đầu tư EB-5, nhà đầu tư cần tiêu chuẩn tối thiểu $1,050,000 USD hoặc đầu tư TEA (vùng tạo trọng việc làm trọng điểm của nước Mỹ) khoản tiền $800,000 USD. Qua đó, nhà đầu tư nhận lại thẻ xanh và có thể định cư tại Mỹ lâu dài.
Ngoài chi phí để đầu tư thì nhà đầu tư cần đóng thêm nhiều khoản phí khác như phí làm hồ sơ, xin visa…Sau khi đến Mỹ, ngoài những khoản chi tiêu cố định thì thường họ phải đóng các khoản chi phí hàng tháng như điện nước, ăn uống và các dịch vụ khác.

Chi phí định cư Mỹ theo diện bảo lãnh
Có thể nói chi phí qua Mỹ định cư theo hình thức bảo lãnh là một trong những diện thịnh hành nhất để dễ dàng nhận thẻ xanh và nhập quốc tịch. Tuỳ vào từng diện mà hồ sơ và chi phí sẽ khác nhau.
Mời bạn tham khảo các diện bảo lãnh đi Mỹ định cư hiện hành nhất:
Diện | Đối tượng | Thời gian chờ đợi |
IR1/ CR1 | Vợ/ chồng của công dân Hòa Kỳ đã kết hôn hợp pháp
Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và đang sinh sống tại Mỹ R1: Công dân Hoa Kỳ đăng ký kết hôn trên 2 năm CR1: Công dân Hoa Kỳ đăng ký kết hôn dưới 2 năm |
12-18 tháng |
IR2/ CR2 | IR2: Con của công dân Hoa Kỳ, độc thân, dưới 21 tuổi
CR2: Con riêng của công dân Hoa Kỳ, độc thân, dưới 21 tuổi |
14 tháng |
IR3/ IH3 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (nhận nuôi bên ngoài Hoa Kỳ) | 1 – 2 năm |
IR4/ IH4 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (nhận nuôi ở Hoa Kỳ) | 1 – 2 năm |
IR5 | Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ
Cha/ mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha/ mẹ ruột của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi |
1 – 2 năm |
K-1 | Hôn phu/ hôn thê của công dân Hoa Kỳ (đồng giới hoặc khác giới) | 6 – 12 tháng |
F1 | Con độc thân của công dân Hoa Kỳ, trên 21 tuổi | 6 – 7 năm |
F2A | Vợ/ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường trú nhân Hoa Kỳ
Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm cả vợ hoặc chồng và con của thường trú nhân |
2 – 3 năm |
F2B | Con độc thân trên 21 tuổi của Thường trú nhân | 5 – 7 năm |
F3 | Con của công dân Hoa Kỳ đã có gia đình | 12 – 3 năm |
F4 | Anh/ chị/ em của công dân Hoa Kỳ
Vợ/ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn sẽ được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn |
13 – 14 năm |
Chi phí để bảo lãnh thân nhân, vợ chồng của thường trú nhân hoặc công dân Mỹ có thể dao động trong khoảng trong khoảng $1,760. Chi phí thực tế phụ thuộc vào số lượng thành viên cũng như thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, phí thuê luật sư.
Trong một số trường hợp, người bảo lãnh sẽ chi trả toàn bộ chi phí đưa người thân sang Mỹ. Tuy nhiên, người thân sẽ đề nghị chi trả chi phí nhập cư trong các trường hợp khác.

Mời bạn tham khảo bảng tổng hợp chi tiết các khoản lệ phí của các diện định cư Mỹ:
Mẫu đơn cần điền | Lệ phí | Loại thị thực |
Mẫu I-129F cho Hôn phu/hôn phu người nước ngoài | $535 | Visa K-1 cho hôn phu người nước ngoài |
Mẫu I-130 cho Thân nhân Ngoại kiều | $535 |
|
Đơn I-140 | $700 |
|
Mẫu đơn I-360 cho góa phụ con lai hoặc người nhập cư đặc biệt | $435 | Thị thực EB-4 hoặc thị thực lao động ưu tiên thứ tư cho các công nhân tôn giáo/chính phủ/tổ chức quốc tế khác nhau |
Đơn I-526 Đơn xin Nhập cư của Doanh nhân Nước ngoài | $3,675 | Visa EB-5 hoặc visa lao động ưu tiên thứ năm dành cho nhà đầu tư tại Mỹ |
Đơn I-600/ 600A Phân loại Trẻ mồ côi là người thân trực hệ | $775 |
|
Khách hàng mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng thành công nhờ sự tư vấn từ ImmiPath.
Tổng hợp các chi phí định cư Mỹ thông dụng nhất
Chi phí cho các biểu mẫu USCIS
Tuỳ vào từng diện nhập cư mà bạn chọn mở hồ sơ, khi bạn gửi điền vào mẫu đơn tương ứng diện mình chọn, bạn cần trả các khoản phí khác nhau cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ USCIS. Đơn xin visa không định cư thường rẻ hơn so với đơn xin định cư.
Vì vậy, bạn có thể nộp đơn xin tình trạng không định cư trước sau đó mới chuyển đổi sang đơn xin nhập cư. Tại website của Sở di trú và Nhập tịch Mỹ đang có một công cụ tính phí tự động giúp bạn có thể ước lượng được số tiền bạn cần đóng cho USCIS.
Ví dụ nếu như bạn bảo lãnh thân nhân, nộp mẫu đơn I-130, cần đóng phí là 535 USD/ hồ sơ. Còn nếu bạn nộp đơn xin nhập cư cho người nước ngoài thì cần điền vào đơn I-526, mất phí khoảng 3,000 USD).
ImmiPath mời bạn tham khảo chi phí định cư Mỹ khi nộp hồ sơ lên USCIS:
Loại phí | Đối với ứng viên sống ở Mỹ | Đối với ứng viên sống ở nước ngoài |
Mẫu bảo lãnh gia đình (I-130) | $535 | $535 |
Đơn xin thẻ xanh (I-485) cho AOS | $1,140 | NA |
Mẫu hỗ trợ tài chính (I-864) | $0 | $120 |
Sinh trắc học (Dấu vân tay & Ảnh) | $85 | $0 |
Xử lý của Bộ Ngoại giao | NA | $325 |
Phí nhập cư USCIS | NA | $220 |
Khám bệnh | Khác nhau | Khác nhau |
Tổng cộng | $1,760 | $1,200 |
Chi phí thỉnh nguyện
Hầu hết các diện đi Mỹ định cư đều phải trả các khoản lệ phí thỉnh nguyện và mỗi diện sẽ có những chi phí khác nhau. Những đối tượng tị nạn sẽ không áp dụng chi phí này.
Trong đó, chi phí thỉnh cầu cho diện bảo lãnh hôn thê/ hôn phu hoặc bảo lãnh cha mẹ định cư thấp nhất là 535 USD. Các khoản thanh toán cho việc chuyển trạng thái thường trú nhân, đơn xin nhập cư sống ở Hoa Kỳ thay đổi tình trạng là trên 1,000 USD. Chi phí cho đơn yêu cầu nhập cư cho doanh nhân nước ngoài cao nhất, với chi phí là 3, 675 USD/người.

Chi phí định cư Mỹ cho các dịch vụ tư vấn và luật sư
Một trung tâm tư vấn di trú định cư Mỹ hoặc một luật sư dày dặn kinh nghiệm có thể giúp bạn trong quá trình xử lý hồ sơ định cư, cũng như tư vấn chuẩn bị các bằng chứng giấy tờ, cập nhật những thông tin di trú mới nhất, hạn chế những sai sót trong tiến trình mở hồ sơ bảo lãnh, rút ngắn được thời gian.
Mức phí cho trung tâm tư vấn di trú hoặc một luật sư rơi vào khoảng từ 5,000 USD đến 10,000 USD. Chi phí cho diện đầu tư định cư Mỹ có thể lên đến 30,000 USD và nhiều hơn thế nữa. Các đơn kiện hoặc kháng cáo có thể mất từ 1,000 USD đến 2,000 USD.
Tất cả các đơn xin định cư Mỹ đều phải trải qua một cuộc kiểm tra sức khoẻ và tiêm chủng vắc xin trước khi nhập cảnh vào Mỹ. Chi phí trung bình của những loại vaccine cộng với kiểm tra sức khỏe tổng quát, thể chất sẽ rơi dao động trong khoảng 800 USD đến 1,000 USD.

Chi phí nhập quốc tịch khi định cư tại Mỹ
Nhập quốc tịch Mỹ cần bao nhiêu tiền cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt sau khi có thẻ xanh. Chi phí nhập tịch Mỹ hiện tại là 725 USD. Trong đó bao gồm quy trình xử lý đơn xin nhập cư là 640 USD và phí sinh trắc học là 85 USD. Đối với những người dưới 14 tuổi và trên 70 tuổi sẽ không phải trả phí sinh trắc học.
Bên cạnh đó nhập quốc tịch Mỹ mất bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các khoản chi phí bạn cần chuẩn bị cho kỳ thi này chẳng hạn như tham gia các lớp học đào tạo.

Người Việt đi định cư Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền?
Nhiều bạn tìm đến ImmiPath nhờ tư vấn định cư di trú Mỹ luôn có thắc mắc rằng “Muốn sang Mỹ định cư cần mang theo bao nhiêu tiền mặt?”.
Trong quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, theo điều số 11 trường hợp mua chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người định cư là công dân Việt Nam thì mức tối đa là không quá 10.000USD / năm.
Nếu muốn mang lại hơn 50.000USD, thì phải chứng minh số tiền này phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Số còn lại sẽ được chuyển dần sang Mỹ, bên cạnh đó, phải đảm bảo sử dụng mức quy định trong thời gian 12 năm. Bạn cần mang tối đa không quá 10.000USD sang Mỹ định cư.
Ngoài tiền mặt, bạn cũng có thể mang theo vàng và cần khai báo hải quan nếu trọng lượng không quá 300g và nếu trên 1kg thì cần phải có giấy phép từ ngân hàng nơi bạn sinh sống gửi kèm trong bộ hồ sơ tài chính định cư Mỹ gồm đơn xin mang ngoại tệ ra nước ngoài (Mỹ), bản sao hộ chiếu cùng bản dịch thuật có chữ ký đóng dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Cần bao nhiêu tiền để có cuộc sống dư dả khi định cư Mỹ?
Bên cạnh việc định cư Mỹ cần bao nhiêu tiền thì người mới nhập cư sang Hoa Kỳ cần chuẩn bị một khoản thu nhập để đảm bảo chi tiêu và ổn định cuộc sống.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần bao nhiêu tiền để có cuộc sống dư dả tại Mỹ là chủ để thu hút rất nhiều sự quan tâm của những ai đang chuẩn bị cầm visa và xách vali sang Mỹ định cư. Mức lương tối thiểu theo giờ còn tùy thuộc vào tiểu bang bạn sống. Mức thu nhập trung bình là 10USD / giờ. Nếu thời gian làm việc lâu hơn thì sẽ tăng lên từ 11-13 USD / giờ và một người chỉ có thể làm việc tối đa là 40 giờ/1 tuần.
Như vậy tiền lương 1 tháng sẽ nhận được khoảng 1.600USD. Sau khi trừ thuế thì ước tính chỉ còn 1000 USD. Như vậy, tính ra chỉ đáp ứng chi tiêu của mỗi tháng. Nếu muốn tăng thu nhập, bạn có thể chọn làm song song 2 việc hoặc tăng thời gian 16 giờ / ngày. Tính ra mỗi ngày có thể kiếm 160 USD, một tháng kiếm được 4.800USD.
Tuy nhiên, tiền lương nhiều thì sức lao động bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa với sức khỏe sẽ bị hao tổn và không có nhiều thời gian ở bên gia đình. Để có mức thu nhập ổn định và dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn nên nghiêm túc học hành, học lên cao để có một công việc nhẹ nhàng về cả thời gian và mức thu nhập tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo một số các khoản phí khác khi có visa sang Mỹ định cư như:
Chi phí sinh hoạt: Mỹ có 50 tiểu bang nên chi phí sinh hoạt sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào nơi bạn sống là thành phố hay miền quê. Trung bình chi phí sinh hoạt sẽ rơi vào khoảng 3,000 USD đến 10,000 USD bao gồm ăn uống, tiền đóng cơ sở vật chất, thuế nhà đất…
Chi phí di chuyển: Rơi vào khoảng 500 USD đến 1,000 USD bao gồm chi phí xăng xe, các phương tiện đi lại như ô tô, xe bus,…
Chi phí cho các dịch vụ tiện ích khác: Dao động trong khoảng từ 2,000 USD đến 5,000 USD cho các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và cũng tùy vào sở thích cá nhân và chi tiêu của mỗi cá nhân.

Lưu ý gì khi đi định cư Mỹ?
Sau khi nhận visa và sang Mỹ định cư, bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau để có một hành trang hoàn hảo nhất để bắt đầu một cuộc sống mới tại xứ sở cờ hoa.
Vé máy bay: Dao động từ 400 USD đến 600 USD tùy vào từ thời điểm và thời gian bay. Nếu bạn xác định mua vé máy bay thì cần mua vé sớm trước từ 1 đến 2 tháng để được tấm vé máy bay với mức giá tốt nhất.
Sắp xếp hành lý: Bạn cần mang những vật dụng cần thiết khi sang Mỹ định cư. Bạn cũng nên đọc nội quy cũng hãng máy bay mình đặt vé rằng những vật dụng được mang và không được mang lên máy bay cũng như trọng lượng hành lý. Thông thường hành lý ký gửi cho phép tối đa là 46 kg và xách tay là 7 kg.
Sau khi đến nước Mỹ: Tới sân bay của Mỹ, bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào tờ phiếu mà hải quan sẽ phát cho bạn. Nhân viên sẽ đóng dấu hải quan và hỏi bạn về lịch trình và mục đích bạn đến Mỹ. Bạn cứ giữ một phong thái bình tĩnh và trả lời những thông tin một cách chính xác như khi bạn phỏng vấn visa.
Một số câu hỏi thường gặp về chi phí định cư Mỹ
1. Phí xử lý Lãnh sự thẻ xanh theo diện gia đình là bao nhiêu?
Nếu người thụ hưởng ở bên ngoài Hoa Kỳ, sau khi đơn I-130 được USCIS chấp thuận, người đó sẽ cần nộp đơn xin thị thực nhập cư tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài. Điều này được gọi là xử lý lãnh sự .
Cũng giống như các quy trình nhập cư khác, quy trình này cũng có một số khoản phí nhất định. Kể từ năm 2022, phí xin thị thực nhập cư cho thẻ xanh theo gia đình là $325. Cộng với $535 cho mẫu I-130, tổng số tiền sẽ là $860. Tất nhiên, bạn sẽ phải tính đến các chi phí khác như khám sức khỏe, chi phí vận chuyển đến và đi từ đại sứ quán, bản sao tài liệu, v.v.
2. Tôi nên thực hiện các khoản thanh toán chi phí định cư Mỹ như thế nào?
USCIS đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách thanh toán phí nộp đơn. Mặc dù một số loại phí nộp đơn có thể được thanh toán trực tuyến (ví dụ như mẫu I-131A), hầu hết phải được thanh toán qua thư hoặc trực tiếp.
USCIS chấp nhận séc thủ quỹ, séc cá nhân, lệnh chuyển tiền và hối phiếu ngân hàng. Mỗi khoản phí phải được thanh toán trong một khoản thanh toán riêng, vì vậy tránh cộng các khoản phí lại với nhau thành một khoản thanh toán lớn .
Nếu bạn quyết định thanh toán trực tiếp tại văn phòng thực địa của Hoa Kỳ, bạn sẽ có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Vì các yêu cầu thanh toán liên quan đến một số biểu mẫu tùy thuộc vào quốc tịch của bạn, bạn có thể liên hệ ImmiPath để hiểu rõ hơn về cách thực hiện các khoản thanh toán này.

3. Tôi có thể được miễn lệ phí thẻ xanh dựa trên gia đình của tôi không?
Bạn có thể được miễn một số khoản phí nếu bạn đáp ứng các tiêu chí nhất định . USCIS cho phép miễn lệ phí đối với một số đơn xin nhập cư, bao gồm cả thẻ xanh theo gia đình. Để đủ điều kiện được miễn trừ, bạn phải chứng minh rằng bạn không thể trả phí nộp đơn do bất kỳ lý do nào sau đây:
- Tổng thu nhập hàng năm của hộ gia đình bạn bằng hoặc thấp hơn 150% của Hướng dẫn Nghèo đói Liên bang
- Bạn hiện đang chịu gánh nặng về khó khăn tài chính như thất nghiệp hoặc chi phí y tế lớn
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các mẫu đơn xin thẻ xanh đều có tùy chọn miễn lệ phí. Bạn chỉ có thể miễn phí mẫu I-485 và phí dịch vụ sinh trắc học. Bạn có thể yêu cầu miễn lệ phí bằng cách gửi mẫu I-129 cùng với bằng chứng cho thấy bạn đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện.
4. Tôi muốn biết thẻ xanh dựa trên gia đình đến lệ phí nộp đơn quốc tịch là bao nhiêu?
Nếu bạn muốn trở thành công dân Hoa Kỳ sau khi nhận được thẻ xanh, bạn sẽ phải tuân theo một quy trình nhất định và trả một số khoản phí nhất định. Nếu bạn là vợ/chồng của một công dân Hoa Kỳ, bạn có thể nộp đơn xin quốc tịch sau ba năm là thường trú nhân hợp pháp. Nếu thẻ xanh của bạn được tài trợ bởi một thường trú nhân hợp pháp, bạn sẽ phải đợi 5 năm sau khi trở thành thường trú nhân hợp pháp. Trong cả hai trường hợp, các khoản phí sau đây là chi phí chuyển đổi từ người có thẻ xanh theo gia đình sang công dân Hoa Kỳ:
- Mẫu N-400 : $640
- Dịch vụ sinh trắc học: $85
Điểm hay của lệ phí xử lý nhập tịch là bạn có thể được miễn hoặc giảm lệ phí trong trường hợp bạn không đủ khả năng chi trả lệ phí. Tất nhiên, như trong hầu hết các trường hợp, bạn phải đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện nhất định để được giảm hoặc miễn lệ phí. Ngoài ra, nếu bạn trên 74 tuổi, bạn sẽ không phải trả phí sinh trắc học, giảm tổng chi phí xuống còn 640 đô la.
5. Tôi muốn biết chi phí xin visa diện lao động EB-3 là bao nhiêu?
Chi phí xin visa EB-3 rơi vào khoảng chỉ $35.000 – $50.000, thời hạn nhận visa ngắn hơn chỉ tầm 1.5 – 2 năm. Tuy nhiên, đi định cư Mỹ theo diện EB-3 cần cân nhắc và lựa chọn một trung tâm tư vấn di trú uy tín cũng như luật sư dày dặn kinh nghiệm. ImmiPath là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Định cư Mỹ diện việc làm EB3: Chia Sẻ Chân Thực Từ Khách Hàng.
Vậy làm sao để các diện đi định cư Mỹ được cấp visa nhanh nhất?
Như ImmiPath đã trình bày ở trên, các diện nhập cư Mỹ gồm bảo lãnh gia đình, vợ chồng đoàn tụ; định cư Mỹ theo diện việc làm EB-3; đi Mỹ theo diện đầu tư EB-5 và thời gian chờ đợi của từng loại visa không giống nhau. Vì vậy, để mọi thủ tục giấy tờ diễn ra suôn sẻ, chi trả đầy đủ các khoản phí quy định cũng như có một cuộc phỏng vấn thành công với viên chức lãnh sự khuyên bạn nên tìm một dịch vụ tư vấn di trú định cư Mỹ uy tín, chất lượng. Bởi nếu thiếu một trong các giấy tờ cần thiết hoặc bằng chứng không thuyết phục, hồ sơ của bạn sẽ trả về và thời gian đoàn tụ sẽ kéo dài.
Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, có cả văn phòng ở Mỹ và Việt Nam, ImmiPath tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về di trú Mỹ, hỗ trợ giải quyết các hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, thân nhân, đặc biệt là định cư Mỹ theo diện việc làm Eb3 nhanh chóng, tư vấn cách chuẩn bị các bằng chứng, hướng dẫn trả lời phỏng vấn với lãnh sự quán, giúp bạn và gia đình nhanh chóng nhận được visa cũng như thẻ xanh để sớm đoàn tụ với người thân yêu và bắt đầu cuộc sống mới tại xứ sở cờ hoa.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về chi phí đi định cư Mỹ, hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của ImmiPath sẽ hỗ trợ, tư vấn bằng tất cả kinh nghiệm và trái tim, giúp ước mơ định cư Mỹ của bạn thành sự thật.
Trả lời