Table of Contents[Hide][Show]
- Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn là gì?
- Điều kiện để bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ theo diện kết hôn
- Quy trình bảo lãnh định cư Mỹ diện kết hôn gồm những bước nào?
- Chi phí bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ tốn bao nhiêu tiền?
- Định cư Mỹ diện kết hôn mất bao lâu?
- Top 100 câu hỏi thường gặp về phỏng vấn định cư Mỹ diện vợ chồng
Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn được rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong những diện đi Mỹ khá nhanh và chính phủ Hoa Kỳ cung cấp số lượng visa không giới hạn mỗi năm để công dân Mỹ hoặc thường trú nhân có thể đưa vợ/chồng mình sang xứ cờ hoa sinh sống vĩnh viễn.
Nếu bạn cũng đang chuẩn bị mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ mà không biết điều kiện, quy trình các bước nộp đơn, cách sắp xếp các bằng chứng như thế nào cũng như Viên chức Lãnh sự sẽ hỏi gì trong buổi phỏng vấn thì bài viết sau đây, ImmiPath sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó và hơn thế nữa, cho đôi bạn sớm sum vầy trên đất Mỹ. Xem ngay nhé!
Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn là gì?
Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn hay còn gọi là định cư Mỹ theo diện vợ chồng. Đây là hình thức bảo lãnh vợ/chồng (đã có hôn thú/ kết hôn) của công dân Mỹ hoặc thường trú nhân sang Mỹ để sinh sống và định cư.
Diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ thì người vợ hoặc chồng khi sang Mỹ định cư sẽ nhận được thẻ xanh 2 năm hoặc thẻ xanh 10 năm.
Đây được xem là một trong những diện định cư Mỹ có thời gian xét duyệt nhanh nhất, không lâu như những diện khác, số lượng visa cũng không giới hạn mỗi năm.
Tuy nhiên, chính lý do này đã khiến nhiều người lợi dụng con đường hôn nhân để sang Mỹ nhanh nhất bằng việc kết hôn giả không xuất phát từ tình yêu thật.
Điều này khiến Lãnh sự quán Hoa Kỳ ngày càng siết chặt và gắt gao hơn trong việc xét duyệt hồ sơ.
Điều kiện để bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ theo diện kết hôn
Hiện bảo lãnh đi Mỹ diện kết hôn chia làm hai trường hợp: dành cho công dân Mỹ đã có quốc tịch (diện CR1, IR1) và dành cho thường trú nhân Mỹ sở hữu thẻ xanh (diện F2A). Để bảo lãnh vợ hay chồng mình sang Mỹ cần thoả mãn các điều kiện sau:
- Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân thẻ xanh. Cặp đôi phải kết hôn hợp pháp và cung cấp giấy chứng nhận kết hôn hợp lệ, cả hai phải từ 18 tuổi trở lên
- Tính xác thực của cuộc hôn nhân phải được chứng minh bằng bằng chứng, chẳng hạn như ảnh chụp, ảnh cưới, hành trình chuyến bay, du lịch cùng nhau, thư từ gia đình và bạn bè xác nhận mối quan hệ, email hoặc tin nhắn văn bản giữa các hai bạn…
- Điều kiện tài chính để bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ là người bảo lãnh phải cam kết bảo trợ tài chính cho vợ/chồng của mình và nộp bản tuyên thệ. Người bảo lãnh cũng cần phải có phương tiện để hỗ trợ hộ gia đình của mình ở mức 125% mức nghèo của liên bang. Nếu người bảo trợ không đáp ứng các yêu cầu về thu nhập, thì có thể sử dụng một người bảo trợ chung
- Người bảo lãnh phải có nơi cư trú tại Mỹ, nghĩa là họ phải sống ở Mỹ hoặc phải chứng minh có kế hoạch trở lại Mỹ cùng với người phối ngẫu nước ngoài của mình
- Người bảo lãnh được phép bảo lãnh con chung của hai người hoặc con riêng của đương đơn với điều kiện người bảo lãnh và đương đơn đăng ký kết hôn tại thời điểm người con dưới 18 tuổi.
- Việc kết hôn của cặp đôi không có yếu tố gian dối hoặc mục đích định cư
Quy trình bảo lãnh định cư Mỹ diện kết hôn gồm những bước nào?
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã làm việc chăm chỉ để sắp xếp lịch phỏng vấn hợp lý, quá trình nhập cư vẫn bao gồm nhiều hình thức và nhiều giai đoạn. Bí quyết của các cặp vợ chồng khi mở hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ theo diện kết hôn là sự kiên nhẫn và làm theo hướng dẫn một cách chính xác.
Việc nhờ đến một chuyên gia di trú dày dặn kinh nghiệm như ImmiPath sẽ giúp đảm bảo trường hợp của vợ chồng bạn được tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng nhất có thể.
Thủ tục bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng sẽ khác nhau về thời gian, tốc độ xử lý tùy thuộc vào người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ (Quốc tịch Mỹ – diện IR1/CR1 hay thường trú nhân (Thẻ xanh – diện F2A) nhưng cơ bản cần tuân thủ quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Hoàn thành Mẫu I-130 (Đơn yêu cầu thân nhân là người nước ngoài – người bảo lãnh sẽ điền mẫu đơn này) và Mẫu I-130A (Thông tin bổ sung cho người được bảo lãnh – vợ/chồng của người bảo lãnh sẽ điền mẫu đơn này) và gửi các mẫu đơn cùng với tài liệu hỗ trợ và đóng các khoản lệ phí nộp đơn đến Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
Sau khi đơn yêu cầu được chấp thuận, vợ/chồng của bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ cấp thị thực nhập cư. Ngày nộp đơn ban đầu của đơn yêu cầu trở thành ngày ưu tiên cấp thị thực. Đơn xin visa không thể được nộp cho đến khi ngày ưu tiên trở thành hiện tại. (Bản tin thị thực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được phát hành hàng tháng và hiển thị các ngày ưu tiên hiện tại cho tháng đó.)
Bước 2: Sau khi có ngày ưu tiên, bước tiếp theo là nộp đơn xin thị thực cho Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC). Giai đoạn này, cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần chuẩn bị một số bộ hồ sơ sau:
Về phía người bảo lãnh tại Mỹ cần nộp giấy tờ sau:
- Đơn bảo trợ tài chính I-864
- Công hàm độc thân
- Giấy khai thuế thu nhập liên bang
- Bằng chứng chỗ ở
- Bằng chứng quốc tịch Mỹ hoặc thẻ xanh
- Bằng chứng việc làm hiện tại
- Bằng chứng kết hôn
Về phía người được bảo lãnh ở Việt Nam cần nộp giấy tờ dân sự sau:
- Đơn xin visa điện tử xin visa định cư DS-260, điền online
- Hình ảnh passport
- Hộ chiếu
- Giấy khai sinh
- Giấy đăng ký kết hôn
- Lý lịch tư pháp số 2 hoặc police certificate tất cả những quốc gia đã từng sống trên 6 tháng
- Giấy tờ ly dị (nếu có)
Sau đó, gửi tất cả các giấy tờ cho Trung tâm thị thực quốc gia NVC duyệt hồ sơ. NVC sẽ xử lý và chuyển hồ sơ của bạn đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán gần nhất với vợ/chồng của bạn, nơi sẽ lên lịch phỏng vấn cho người được bảo lãnh.
Thời gian duyệt của NVC hiện tại là 12 tuần. Nếu nhận được email thông báo hồ sơ đã đầy đủ, thì đợi từ 1 – 4 tháng để nhận được thư phỏng vấn.
Bước 3: Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cần hoàn thành thủ tục khám sức khỏe và chích ngừa tại các bệnh viện cơ quan y tế được Lãnh sự quán Hoa Kỳ quy định. Đây là thủ tục bắt buộc người được bảo lãnh cần phải thực hiện để đủ điều kiện được cấp visa định cư Mỹ.
Việc khám sức khỏe và chích ngừa có thể thực hiện sau khi đã phỏng vấn. Trong trường hợp này, nếu đậu visa lãnh sự Mỹ sẽ cấp giấy xanh bổ sung khám sức khỏe qua bưu điện.
Ngoài ra, trước khi đi phỏng vấn, người được bảo lãnh cần phải đăng ký địa chỉ nhận visa và in phiếu xác nhận địa chỉ.
Mục đích của việc đăng ký địa chỉ để Lãnh sự trao đổi giấy tờ, gửi visa. Việc đăng ký địa chỉ được thực hiện tại website ustraveldocs.com.
Bước 4: Vào ngày hẹn, vợ hoặc chồng của người được bảo lãnh đến Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn. Mục đích của việc phỏng vấn là để kiểm tra mối quan hệ vợ chồng có trung thực hay không.
Đa số các buổi phỏng vấn bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam sang Mỹ đều sẽ diễn ra ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh. Đương đơn sẽ tham dự phỏng vấn với viên chức người Mỹ.
Tại cuộc phỏng vấn, vợ/chồng của bạn trả lời các câu hỏi và cung cấp tài liệu bằng chứng để xác minh cuộc hôn nhân là thật như các tin nhắn, cuộc gọi, vé máy bay, hình ảnh đi chơi, du lịch, ảnh cưới, các hoá đơn gửi tiền, quà về Việt Nam… để các Viên chức Lãnh sự quán xem xét. Nếu được chấp thuận, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán cấp cho người được bảo lãnh visa định cư Mỹ.
Bước 5: Sau khi nhận được visa định cư Mỹ, vợ/chồng của bạn có sáu tháng để đến Hoa Kỳ. Khi đến nơi, vợ hoặc chồng được bảo lãnh cần xuất trình giấy tờ và thị thực tại cảng nhập cảnh và có thể vào Mỹ chung sống cùng bạn đời của mình.
Thẻ xanh của vợ/chồng bạn sẽ được gửi qua đường bưu điện vài tuần sau đó.
Nếu bạn kết hôn chưa đầy hai năm, thẻ xanh của vợ/chồng bạn là có điều kiện và sẽ hết hạn sau hai năm.
Vợ/chồng được bảo lãnh sẽ phải nộp đơn yêu cầu cấp thẻ xanh vĩnh viễn trong thời gian 90 ngày trước khi thẻ xanh có điều kiện hết hạn.
Khách hàng ImmiPath phỏng vấn đậu visa định cư Mỹ diện bảo lãnh vợ chồng.
Chi phí bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ tốn bao nhiêu tiền?
Nhiều cặp đôi tìm đến ImmiPath tư vấn về các thủ tục mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ luôn có một thắc mắc rằng chi phí bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ tốn bao nhiêu tiền.
Để giúp quý khách hàng hết thắc mắc, ImmiPath tổng hợp bảng chi phí bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ qua bảng sau:
Hạng mục | Chi phí |
Chi phí nộp hồ sơ lên USCIS | 535 USD/hồ sơ |
Chi phí xét duyệt hồ sơ bảo trợ tài chính nộp cho NVC | 120 USD/hồ sơ |
Chi phí xét bộ hồ sơ dân sự nộp cho NVC | 325 USD/ người |
Chi phí khám sức khỏe ở bệnh viện Chợ Rẫy, IOM | Người lớn: 275 USD
Trẻ em 2-14 tuổi: 240 USD Trẻ em < 2 tuổi: 165 USD |
Chi phí di dân (USCIS immigrant fee) nộp cho USCIS | 220 USD/ người |
Chi phí làm lý lịch tư pháp số 2 (nộp Sở Tư pháp tỉnh thành nơi có hộ khẩu thường trú) | 200.000 VNĐ/ người |
Chi phí dịch thuật hồ sơ | Tuỳ vào nơi thu và số tờ cần dịch thuật |
Chi phí chuyển phát visa | 140.000 VNĐ |
Chi phí phát sinh | Ngoài ra, bạn cần thanh toán thêm các khoản phí phát sinh khác chẳng hạn như phí cho luật sư, công ty di trú nếu vợ chồng bạn nhờ mở hồ sơ bảo lãnh, chi phí đi lại chỗ ở để tham gia phỏng vấn, vé máy bay sang Mỹ nếu đậu visa… |
Định cư Mỹ diện kết hôn mất bao lâu?
Khi thực hiện xong các bước mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ và thanh toán đầy đủ các khoản phí, nhiều cặp đôi vẫn thắc mắc không biết Bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ mất bao lâu?
Tuỳ thuộc vào người bảo lãnh là công dân Mỹ hay thường trú nhân, thời gian chờ đợi để được cấp visa cho vợ chồng sang định cư Mỹ sẽ khác nhau. Thông thường hồ sơ bảo lãnh vợ sang Mỹ của công dân Hoa Kỳ sẽ được Lãnh sự quán xét duyệt nhanh hơn so với người bảo lãnh có thẻ xanh.
Nếu vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ, thời gian chờ đợi gần đúng để xin thị thực vợ/chồng kể từ tháng 8 năm 2022 là từ khoảng 11 tháng đến hơn 2 năm, bất kể bạn hiện đang sống ở Mỹ hay nước ngoài.
Nếu vợ/chồng là người có thẻ xanh Hoa Kỳ, thời gian chờ đợi kéo dài hơn, từ khoảng 20 tháng đến khoảng ba năm hoặc lâu hơn.
Một số cách xin thẻ xanh sau khi kết hôn với công dân Hoa Kỳ
Sau khi kết hôn với một công dân Hoa Kỳ, có một số cách mà bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh phụ thuộc vào nơi bạn kết hôn và nơi bạn hiện đang cư trú, tức là ở nước ngoài hoặc đã ở Hoa Kỳ. ImmiPath chia làm 3 trường hợp sau đây:
Đã kết hôn và vẫn sống ở nước ngoài
Bạn có thể lựa chọn lấy thị thực không di dân K-3 để vào Hoa Kỳ hoặc nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng của mình để trở thành thường trú nhân hợp pháp khi bạn ở đó hoặc cách khác là mở hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện CR-1 để vào Hoa Kỳ với tư cách thường trú nhân hợp pháp.
Thị thực kết hôn K-3 sẽ chỉ cho phép bạn ở lại Hoa Kỳ có thời hạn. Tuy nhiên, với thị thực K-3, bạn có thể ở lại Hoa Kỳ trong khi chờ quyết định về đơn yêu cầu của mình.
Nói cách khác, bằng cách cho phép bạn nhận thị thực tạm thời để đến Hoa Kỳ trong khi đơn xin không định cư của bạn đang được xử lý, bạn có thể bắt đầu cuộc sống hôn nhân của mình với người bảo lãnh là chồng/ vợ của mình tại Mỹ.
Trong hầu hết các trường hợp, thị thực K-3 sẽ không cần thiết vì USCIS thường sẽ chấp thuận đơn xin thị thực nhập cư CR-1 nhanh chóng như thị thực K-3.
Thị thực vợ chồng CR-1 là thị thực nhập cư cho phép người phối ngẫu của một công dân Hoa Kỳ vào Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân có điều kiện. Từ viết tắt “CR” là viết tắt của “Cư trú có điều kiện” và được áp dụng cho các cuộc hôn nhân dưới 2 năm. Người được bảo lãnh sẽ nhận thẻ xanh 2 năm.
Đã kết hôn và đang sống ở Mỹ
Nếu bạn đã cư trú tại Hoa Kỳ nhưng ban đầu nhập cảnh vào quốc gia này vì một lý do khác ngoài kết hôn, chẳng hạn như với tư cách là sinh viên hoặc công nhân, bạn có thể nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng của mình từ thị thực hiện tại.
Nói chung, bạn có thể đăng ký để thay đổi tình trạng không định cư của mình trong các trường hợp sau:
- Bạn đã được nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ theo thị thực không định cư vẫn còn hiệu lực
- Trong thời gian này, bạn không vi phạm các điều kiện về tình trạng thị thực của mình và bạn không có bất kỳ tiền án tiền sự nào
- Bạn cũng cần chứng minh rằng bạn không có kế hoạch kết hôn sau khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ với các loại visa không định cư. Bởi nếu bạn sử dụng sai mục đích của thị thực, bạn có thể bị coi là lừa đảo và có nguy cơ bị trục xuất và thậm chí bị cấm quay lại Hoa Kỳ vĩnh viễn chưa kể truy cứu trách nhiệm hình sự
Lên kế hoạch kết hôn và ở lại Mỹ
Nếu bạn là hôn phu hay hôn thê của một công dân Hoa Kỳ và hai người có dự định kết hôn ở Mỹ nhưng người phối ngẫu hiện vẫn đang ở nước ngoài, thì người bạn đời của bạn sẽ cần phải xin thị thực K-1.
Thị thực hôn thê/ hôn phu (K-1) là thị thực tạm thời 90 ngày để vào Hoa Kỳ để kết hôn và sau đó sẽ cho phép bạn, với tư cách là vợ/chồng mới của một công dân Hoa Kỳ, nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng của bạn thành tình trạng hôn nhân hợp pháp. thường trú nhân. Nói cách khác, bạn có thể xin thẻ xanh sau khi kết hôn hợp pháp.
Visa K-1 sẽ không phù hợp nếu bạn đã kết hôn hoặc nếu bạn có ý định kết hôn bên ngoài Hoa Kỳ hoặc nếu bạn đã cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Thị thực K-1 sẽ hết hạn nếu đám cưới của bạn bị trì hoãn quá 90 ngày. Bạn không thể nộp đơn xin gia hạn thị thực K-1. Nếu bạn kết hôn sau 90 ngày, bạn sẽ phải nộp đơn xin thẻ xanh muộn.
Nếu bạn quyết định không kết hôn với người bảo lãnh K-1 là công dân Hoa Kỳ, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải rời khỏi nước Mỹ và bạn không thể thay đổi sang các loại thị thực khác bên trong Hoa Kỳ từ thị thực K-1.
Hình phạt cho việc kết hôn giả để lấy thẻ xanh định cư Mỹ
Chính phủ Hoa Kỳ không áp đặt các hạn chế về việc công dân Mỹ hay thường trú nhân thẻ xanh có thể kết hôn với ai. Nếu đơn đăng ký được xử lý theo đúng trình tự, bao gồm kiểm tra lý lịch và y tế, người phối ngẫu nước ngoài sẽ được cấp thẻ xanh để sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ.
Nhưng một số cặp vợ chồng sử dụng hôn nhân để vượt qua hệ thống nhập cư Hoa Kỳ và lấy thẻ xanh bằng việc kết hôn giả. Đây được coi là một tội phạm liên bang.
Bất kỳ cuộc hôn nhân nào diễn ra chỉ để một người nhập cư có thể nhận được thẻ xanh và vào Hoa Kỳ đều bị coi là lừa đảo.
Đây còn được gọi là hôn nhân giả và Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) việc này là tội phạm liên bang với những hậu quả nghiêm trọng đối với người nhập cư, công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân và những người bị kết án khác.
Qua các cuộc điều tra gian lận hôn nhân được thực hiện bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) cùng với Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa (HSI) đã cùng nhau phát hiện ra nhiều kiểu gian lận hôn nhân chỉ để qua Mỹ lấy thẻ xanh như:
- Một công dân Hoa Kỳ được trả tiền hoặc tính tiền để kết hôn với một người nước ngoài và nhận được thẻ xanh cho người đó
- Các cuộc hôn nhân được sắp xếp thông qua các công ty tổ chức cô dâu đặt hàng qua thư mà cả người nước ngoài và công dân đều biết rằng đó là một hành vi lừa đảo
- Một công dân nước ngoài lừa gạt một công dân Mỹ tin rằng cuộc hôn nhân là hợp pháp, nhưng không phải vậy. Trong trường hợp này, điều này sẽ được gọi là “gian lận hôn nhân” chứ không phải là “hôn nhân giả tạo”
Nói cách khác kết hôn giả để đi Mỹ là khi hôn nhân của bạn không có giá trị pháp lý. Ví dụ, bạn đã kết hôn với ai đó và vẫn chưa ly hôn.
Trong trường hợp này, nếu bạn kết hôn lần thứ hai, cuộc hôn nhân mới sẽ bị coi là không hợp lệ. Nhưng những trường hợp này không có khả năng dẫn đến gian lận hôn nhân vì các cơ quan Di Trú Hoa Kỳ sẽ tìm hiểu về cuộc hôn nhân đầu tiên của bạn và từ chối đơn đăng ký của bạn ngay lập tức.
Nếu bị phát hiện, cả công dân Hoa Kỳ và người nhập cư sẽ bị truy tố, chịu những hình phạt sau:
Đối với người được bảo lãnh từ bên ngoài nước Mỹ
Người nhập cư phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng khi bị kết tội gian lận hôn nhân hoặc hôn nhân giả. INA 275(c), quy định rằng bất kỳ cá nhân nào tiến tới hôn nhân một cách có chủ đích và cố ý nhằm trốn tránh bất kỳ điều khoản nào của luật nhập cư sẽ bị phạt tù không quá 5 năm và bị phạt tiền không quá 250.000 USD hoặc cả hai.
Do đó, nếu bị kết tội, người phối ngẫu là người nước ngoài sẽ bị yêu cầu nộp phạt hoặc ngồi tù hoặc cả hai. Hơn nữa, thị thực của họ sẽ bị thu hồi ngay lập tức. Sau khi được thả, họ sẽ bị trục xuất về nước của mình.
Ngoài ra, các hạn chế sẽ được áp dụng đối với khả năng đủ điều kiện tiếp theo của họ để xin thị thực Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.
Nếu quyền công dân đã được cấp vào thời điểm gian lận xuất hiện, thì chính quyền sẽ xem xét liệu có nên thu hồi quyền công dân đó hay không.
Đối với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân hợp pháp
Tùy thuộc vào mức độ tham gia của công dân, họ sẽ phải đối mặt với cả tiền phạt hoặc án tù hoặc cả hai. Nếu họ sẵn sàng kết hôn vì tiền hoặc các ưu đãi, họ có thể phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng.
Các cáo buộc nghiêm trọng nhất được đưa ra đối với những công dân hoặc thường trú nhân tham gia việc dàn xếp một cách có hệ thống các cuộc hôn nhân lừa đảo trên quy mô lớn để lấy tiền mặt hoặc các lợi ích khác thì:
- Nếu người phối ngẫu là Thường trú nhân hợp pháp và chưa phải là công dân, các quan chức cũng sẽ xem xét trục xuất họ
- Cả người phối ngẫu là người nước ngoài và người phối ngẫu sống ở Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với các khoản phí bổ sung chẳng hạn như: gian lận thị thực, cung cấp tuyên bố sai, âm mưu tội phạm
Vì vậy, đôi bạn nên cố gắng hết sức để không làm bất cứ điều gì đáng ngờ, ngay cả khi cuộc hôn nhân thực sự hợp pháp.
Top 100 câu hỏi thường gặp về phỏng vấn định cư Mỹ diện vợ chồng
Nhiều người bảo lãnh vợ hoặc chồng của mình từ Việt Nam sang Mỹ vẫn rất lo lắng khi đến ngày phỏng vấn không biết Viên chức Lãnh sự quán sẽ hỏi những gì để chuẩn bị cho thật tốt và trả lời chính xác nhất.
Đã có những trường hợp các thủ tục hồ sơ, giấy tờ, lệ phí đã thanh toán đầy đủ nhưng khi trả lời phỏng vấn, vợ hoặc chồng của người bảo lãnh vẫn bị giấy xanh (giấy yêu cầu bổ sung giấy tờ, bằng chứng).
Nhiều cặp vợ chồng sau khi tìm đến ImmiPath nhờ tư vấn hỗ trợ các tài liệu, bằng chứng và nhiều khách hàng đã nhận được visa định cư Mỹ bay sang xứ cờ hoa đoàn tụ cùng người bạn đời của mình.
Để giúp các cặp đôi chuẩn bị một tâm thế thật tốt cho buổi phỏng vấn visa định cư Mỹ diện kết hôn, ImmiPath tổng hợp 100 câu hỏi mà Viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ thường hay hỏi các cặp vợ chồng bảo lãnh sang Mỹ. Nếu chuẩn bị thật tốt và tình yêu của đôi bạn là thật thì tỷ lệ cấp visa lên đến 99,99%.
- Lần gặp đầu tiên bạn đã gặp chồng (vợ) của mình ở đâu và khi nào?
- Lý do hai người gặp nhau?
- Chồng (vợ) bạn bao nhiêu tuổi? Ngày sinh nhật là ngày mấy?
- Chồng (vợ) làm gì để kiếm sống?
- Chồng (vợ) bạn đi học ở đâu?
- Chồng (vợ) bạn có những bằng cấp hoặc chứng chỉ gì?
- Chồng (vợ) bạn định cư ở Mỹ nào theo diện nào ?
- Chồng (vợ) bạn đang làm việc ở đâu ?
- Chồng bạn làm full time hay bán thời gian ?
- Công việc đó đòi hỏi bắt buộc những gì ?
- Ngoài công việc đó chồng bạn có làm thêm gì nữa không ?
- Lương của chồng (vợ) bạn là bao nhiêu ?
- Chồng (vợ) bạn có biết nấu ăn không? Món ăn ưa thích của anh/cô ấy là gì ?
- Chồng (vợ) bạn đang sống chung với ai ?
- Trước khi đi Mỹ chồng bạn sống ở đâu tại Việt Nam ?
- Chồng bạn sống ở tiểu bang, thành phố nào tại Mỹ? Bạn biết tên đường không?
- Bạn có biết tên của sếp, hoặc đồng nghiệp trong công ty của chồng bạn không?
- Tôn giáo của chồng (vợ) bạn là gì?
- Khi đang hẹn hò hai người thường làm gì?
- Bạn có những sở thích gì? Xin kể ra
- Chồng(vợ) của bạn có những sở thích gì? Xin kể ra
- Bạn thích loại nhạc gì?
- Chồng(vợ) của bạn thích loại nhạc gì?
- Bạn thích thể loại phim nào ?
- Chồng(vợ) của bạn thích thể loại phim nào?
- Bạn thích đọc loại sách nào?
- Chồng(vợ) của bạn thích đọc loại sách nào?
- Bạn và chồng (vợ) bạn có trao đổi quà tặng cho nhau không?
- Việc cầu hôn diễn ra khi nào và ở đâu?
- Bạn biết họ tên anh chị gia đình bên chồng bạn không?
- Bạn đã từng gặp ai bên nhà chồng chưa?
- Bạn có tổ chức lễ đính hôn không?
- Lễ đính hôn của bạn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
- Nếu chồng bạn đi Mỹ vượt biên thì anh ấy đã ở trại tị nạn nào? Ở đảo nào? Ở bao lâu thì đi Mỹ?
- Chồng bạn ở nhà mua hay nhà thuê? Nhà đã trả góp hết chưa? Nhà sơn màu gì? Có bao nhiêu phòng?
- Đám cưới hay lễ cưới của bạn có được tổ chức theo tôn giáo hay tín ngưỡng của bạn không? Xin giải thích rõ.
- Bạn và chồng(vợ) bạn kết hôn khi nào? Ở đâu?
- Hai người thường nói về đề tài gì khi nói chuyện điện thoại?
- Chồng bạn đã về Việt Nam bao nhiêu lần để thăm bạn?
- Có những người thân nào trong gia đình dự đám cưới của hai bạn?
- Sau khi cưới anh ấy có gửi tiền hàng tháng chu cấp cho bạn không?
- Hai người có từng sống chung trước khi cưới không?
- Trước khi cưới hai người đã từng đi du lịch ở đâu?
- Chồng bạn thích mặc đồ hiệu gì? Màu gì?
- Những ai trong gia đình bạn tham dự lễ cưới?
- Những ai trong gia đình của chồng(vợ) bạn tham dự lễ cưới?
- Có bạn bè nào tham dự lễ cưới không?
- Chồng (vợ) bạn có bao nhiêu anh/em trai và chị/em gái?
- Cha mẹ của bạn có tham dự lễ cưới của bạn không? Nếu không thì giải thích rõ tại sao?
- Hai bạn có dự định sẽ tổ chức tiệc cưới lần nữa tại Mỹ không?
- Chồng bạn đi làm bằng phương tiện gì?
- Bạn có biết tên một người bạn thân nào đó của chồng bạn ở Mỹ không?
- Đám cưới được tổ chức tại đâu? Mời bao nhiêu khách?
- Bạn dự định qua Mỹ làm nghề gì?
- Bạn có nhận được quà cưới không? Xin miêu tả về những món quà đó.
- Bạn có đi hưởng tuần trăng mật không? Bạn đã đi những đâu và trong thời gian bao lâu?
- Bạn có thể cho xem những tấm hình và biên nhận trong dịp hưởng tuần trăng mật, đám cưới và tiệc chiêu đãi không?
- Chồng (vợ) bạn có đã từng kết hôn trước đây không?
- Tại sao cuộc hôn nhân trước của họ tan vỡ?
- Chồng (vợ) bạn có con riêng hay không?
- Mấy người con? Bao nhiêu tuổi?
- Cha mẹ chồng bạn còn sống hay đã mất? Nếu mất lý do tại sao?
- Từ khi qua Mỹ đến nay chồng bạn đã làm tất cả những công việc gì?
- Chồng bạn đã từng bảo lãnh ai đi Mỹ chưa? Đó là ai? Họ tên, nghề nghiệp?
- Hiện nay chồng bạn ở Mỹ sống một mình hay sống cùng với ai? Họ tên, nghề nghiệp những người đó?
- Bạn có người thân hay họ hàng ở Mỹ không?
- Tên của họ là gì? Ở đâu?
- Chồng bạn có quốc tịch Mỹ chưa? Nếu có vô quốc tịch năm nào?
- Chồng (vợ) của bạn có từng gặp họ hàng hoặc bạn bè của bạn chưa? Gặp ai và gặp khi nào?
- Bạn đã từng gặp họ hàng hoặc bạn bè của chồng (vợ) của bạn chưa? Gặp ai và gặp khi nào?
- Lúc ở Việt Nam chồng bạn học trường nào?
- Bạn dự định làm gì sau khi tới Mỹ?
- Tại sao bạn kết hôn với chồng (vợ) bạn?
- Sau khi kết hôn chồng bạn về Việt Nam bao nhiêu lần?
- Những thành viên trong gia đình bạn( cha mẹ, anh chị em) có muốn định cư ở Mỹ không?
- Có phải bạn kết hôn với chồng (vợ) bạn để bạn có thể bảo lãnh cha mẹ bạn định cư ở Mỹ không?
- Bạn phù hợp với chồng(vợ) bạn những điểm gì ?
- Hai người liên lạc bằng cách nào?
- Bạn có hóa đơn điện thoại, e-mail, thiệp và tôi có thể xem được không?
- Giờ giấc sinh hoạt của chồng bạn ở Mỹ như thế nào? Đi làm mấy giờ đi mấy giờ về?
- Anh ấy cầu hôn bạn khi nào?
- Chồng (vợ) bạn có hỗ trợ tài chính cho bạn không?
- Hàng xóm của chồng bạn tên gì? Bạn có biết tên một vài người hàng xóm của chồng bạn không?
- Nếu tôi từ chối đơn bảo lãnh của bạn, bạn sẽ làm gì?
- Hai người gặp nhau vào năm mấy?
- Chồng (vợ) bạn có lập gia đình bao giờ chưa? Nếu có thì kết hôn hồi nào?
- Họ ly dị khi nào, tại sao ly dị?
- Chồng bạn có con riêng không? Nếu có là bao nhiêu người con, tên gì, mấy tuổi?
- Nếu con riêng đang ở với vợ cũ thì chồng bạn thăm con như thế nào? Bao nhiêu lần trong một tuần? Thường ngày nào trong tuần?
- Trước khi cưới chồng bạn có hay về Việt Nam không? Về bao nhiêu lần?
- Tiểu bang/ thành phố chồng bạn ở có gì đặc biệt nổi tiếng không? Đó là gì?
- Họ tên đầy đủ cha mẹ chồng của bạn là gì?
- Quen bao lâu thì anh ấy cầu hôn?
- Nếu anh ấy ở nhà thuê bạn có biết tên chủ nhà không? Thuê bao nhiêu một tháng? Anh ấy đã thuê bao lâu rồi?
- Lần đầu tiên chồng bạn về Việt Nam là khi nào?
- Lần cuối cùng chồng bạn về Việt Nam là khi nào?
- Hai người có con chung không?
- Anh ấy đang đi xe hiệu gì? Màu gì?
- Bạn biết địa chỉ nhà anh ấy ở Mỹ không?
- Bạn biết số điện thoại liên lạc của anh ấy ở Mỹ không?
Với những thông tin chia sẻ về bảo lãnh định cư Mỹ diện kết hôn trên đây, ImmiPath hy vọng sẽ hữu ích cho những ai đã kết hôn với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân, hoặc nếu bạn chưa kết hôn và đang có kế hoạch lập gia đình và bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Kỳ với vợ/chồng của mình, bạn cần hiểu và chọn các hình thức định cư phù hợp nhất cho mình.
Dù bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ diện IR-1/CR-1 hay F2-A thì ImmiPath mong rằng các cặp đôi khi tiến hành mở hồ sơ bảo lãnh chồng vợ sang Mỹ cần xuất phát từ tình yêu thật, hôn nhân có giá trị pháp lý và mong muốn cùng nhau xây dựng một gia đình, sum vầy cùng người bạn đời của mình trên đất Mỹ.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục giấy tờ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của ImmiPath sẽ hỗ trợ, tư vấn bằng tất cả kinh nghiệm và trái tim, giúp vợ chồng bạn sớm đoàn tụ với nhau tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Jolie Nguyen
Xin chào Ad,
Em muốn hỏi là sau khi hoàn thành thủ tục bảo lãnh và nhận được visa thì em có phải tới định cư ở đúng thành phố/ bang nơi chồng em sinh sống không hay có thể tới bang khác sống? Ví dụ chồng em trước giờ ở Cali nhưng sau khi bảo lãnh em thì tụi em có thể chuyển tới Texas sống đc k?
Em xin cảm ơn!
ImmiPath Admin
Chào bạn. Chúc mừng bạn đã có visa và được đoàn tụ với chồng bên Mỹ. về việc bạn sang Mỹ và hai vợ chồng chuyển đến bang khác để sinh sống cũng là 1 điều bình thường. Miễn là các bạn tuân theo đúng luật pháp Mỹ là ok nhé.
ImmiPath Admin
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn cứ bình luận thêm, ImmiPath sẽ giải đáp nhé.
Và bạn có thể trực tiếp gọi đến hotline 0932003368 hoặc bình luận SĐT liên hệ để chuyên viên tư vấn Định cư – Di trú hỗ trợ thông tin ngay cho bạn!
Anh
Dạ, chào Immipath admin.
Em gái em bảo lãnh cho chồng và hiện chồng của em gái đã đậu phỏng vấn và chuẩn bị sang Mỹ.
Tháng này, em gái của em về Việt Nam để đưa chồng sang Mỹ. Cho em hỏi, do vé máy bay quá cảnh ở Lax, Los Angeles, California quá 8 tiếng, nên em gái em định dẫn chồng ra khỏi Sân bay Lax đi thăm quan và thăm gia đình rồi quay trở lại sân bay LAX để tiếp tục bay đến Texas.
Vậy cho em hỏi, với diện kết hôn và visa lần đầu đến Mỹ của chồng em gái, vậy 2 vợ chồng có được ra khỏi sân bay hay không?
Cám ơn admin.
ImmiPath Admin
Chào bạn. Trả lời câu hỏi của bạn, hai vợ chồng em gái bạn có thể nhập cảnh Mỹ ở sân bay Lax – khai báo với hải quan và hai bạn có thể đi chơi sau đó quay lại sân bay làm thủ tục bay nội địa Mỹ bình thường nhé.
ImmiPath Admin
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn cứ bình luận thêm, ImmiPath sẽ giải đáp nhé.
Và bạn có thể trực tiếp gọi đến hotline 0932003368 hoặc bình luận SĐT liên hệ để chuyên viên tư vấn Định cư – Di trú hỗ trợ thông tin ngay cho bạn!
Châu Huyền Trân
Nhờ Admin trả lời hộ em ạ.Em và người quen nhau nhờ người thân giới thiệu đến nay là gần 1 năm rồi,chúng em chỉ trao đổi, nhắn tin qua lại trên Internet,chưa từng gặp mặt ở ngoài.Dự tính của chúng em là qua năm anh ấy sẽ về VN tốt chức kết hôn rồi mở hồ sơ bảo lãnh.Như vậy có ảnh hưởng gì việc chứng minh mối quan hệ với lãnh sự không ạ.Chúng em có cần phải gặp mặt nhau ở ngoài trước không ? Mong các anh chị phản hồi giúp em ạ.
ImmiPath Admin
Chào bạn. Trả lời cho câu hỏi của bạn, tính xác thực của cuộc hôn nhân phải được chứng minh bằng bằng chứng như email trao đổi, ảnh chụp chung, vé máy bay – khách sạn đi chơi cùng nhau, có bạn bè xác nhận, tin nhắn trao đổi giữa hai người. Một cuộc hôn nhân mà chưa từng gặp mặt trước thì có rất nhiều rủi ro bạn nhé.
My Linh
Dạ cho em hỏi chồng em và em quen nhau do người quen giới thiệu, tụi em cũng nhắn tin và video call mỗi ngày bên Messenger và sau tết vừa rồi anh ấy có về gặp mặt em đi chơi có chụp ảnh chung. Xong tụi em tổ chức lễ đính hôn có hình ảnh gia đình bên em chứng kiến luôn ạ, rồi anh ấy về Mỹ cũng liên lạc thường và cũng có gửi tiền chu cấp cho em nhưng Facebook chưa đăng ảnh cả 2. Tháng 1/24 này anh ấy về tổ chức đám cưới, add cho em hỏi anh ấy lo giấy tờ cho em và nếu ra lãnh sự quán Phỏng vấn em có cần phải đưa ra những bằng chứng để chứng minh cả 2 là vợ chồng hợp pháp không ạ?
ImmiPath Admin
Chào bạn, trả lời cho câu hỏi của bạn. Thủ tục bảo lãnh diện hôn nhân ngoài các form mẫu, giấy tờ thân nhân, tài chính còn cần cung cấp tất cả những bằng chứng từ lúc các bạn quen nhau, đi chơi, cho đến khi kết hôn (trong vòng 2 năm qua) bạn nhé.
My Linh
Dạ vâng, em cám ơn add nhiều ạ. Có gì thắc mắc em sẽ liên hệ add ☺️
ImmiPath Admin
Không có gì nè! ImmiPath cảm ơn em đã đọc bài viết và đặt câu hỏi nha!
My Linh
Dạ ☺️
Lan Tran
Xin cho hỏi; với diện hồ sơ K3 (diện vợ chồng) thì đương đơn có phải nộp các bằng chứng về mối quan hệ giữa 2 vợ chồng như diện K1 (hôn phu và hôn thê) K1 hay k ạ? Cám ơn văn phòng! Mong sớm nhận được sự phản hồi !
ImmiPath SP
Chào chị Lan Tran! Cảm ơn chị đã đọc bài viết và gửi câu hỏi cho ImmiPath. Đối với tất cả các diện bảo lãnh vợ chồng hay diện hôn thê hôn phu, để nhanh chóng được cấp visa cũng như thẻ xanh thì đôi bạn cần chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng như hoá đơn gửi tiền, quà cáp, ảnh chụp đám cưới, đi chơi du lịch cùng nhau, ảnh chụp hai bên gia đình, tin nhắn, cuộc gọi video… Diện K-3 cũng là một trong những diện bảo lãnh vợ chồng định cư Mỹ nên cần chuẩn bị tất cả các bằng chứng trên, chị nhé để hồ sơ của mình thật mạnh và suôn sẻ nhất.
Để thuận tiện cho việc tư vấn chi tiết nhất, chị Lan Tran có thể để lại số điện thoại liên hệ hoặc địa chỉ email ở phần bình luận hoặc chị có thể trực tiếp gọi đến hotline 0932003368 để chuyên viên tư vấn Định cư – Di trú ImmiPath giải đáp thông tin chi tiết cho chị nha!
ImmiPath Admin
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn cứ bình luận thêm, ImmiPath sẽ giải đáp nhé.
Và bạn có thể trực tiếp gọi đến hotline 0932003368 hoặc bình luận SĐT liên hệ để chuyên viên tư vấn Định cư – Di trú hỗ trợ thông tin ngay cho bạn!