Table of Contents[Hide][Show]
Định cư ở Mỹ dễ hay khó? Có xứng đáng để người Việt di cư sang Mỹ+−
- Định cư Mỹ hãy biết ơn người bảo lãnh mình qua
- Định cư Mỹ ở dễ hay khó phụ thuộc vào việc bạn có biết lái xe và rành tiếng Anh không
- Sống ở Mỹ phải biết quý trọng thời gian và đừng trách móc người thân của mình
- Hãy xác định mục tiêu khi sang Mỹ là vì tương lai con cái và bản thân là trên hết
- Định cư ở Mỹ dễ hay khó phụ thuộc vào bạn có chấp nhận được sự bất công
- Sống ở Mỹ bắt buộc phải có công việc ổn định và tránh xa những thú vui dễ khiến bạn trắng tay
- Định cư Mỹ hãy xác định gia đình là trên hết, còn không rất dễ lạc lõng cô đơn
- Định cư Mỹ mà không trả góp thì không phải dân Mỹ
- Làm thế nào để sang Mỹ định cư?
- Vậy rốt cuộc định cư Mỹ dễ hay khó? Có nên đi hay ở lại Việt Nam?
Mỹ là một trong số những quốc gia có số lượng người Việt nhập cư nhiều nhất. Mỗi thế hệ người Việt tại Mỹ đều có những cảm nhận khác nhau xung quanh cuộc sống tại Mỹ.
Bởi định cư Mỹ có thể hào nhoáng với người này nhưng lại khó khăn với người kia.
Bài viết sau đây, ImmiPath sẽ giúp bạn có cái nhìn nhận rõ ràng tất tần tật mọi thứ xung quanh về điều kiện và cuộc sống thực tại của người Việt tại Mỹ để đưa ra quyết định có nên bỏ tất cả mọi thứ ở Việt Nam để đi Mỹ liệu có xứng đáng không, định cư Mỹ ở dễ hay khó. Xem ngay nhé!
Định cư ở Mỹ dễ hay khó? Có xứng đáng để người Việt di cư sang Mỹ
Thông qua những cuộc khảo sát của người Mỹ gốc Việt, ImmiPath nhận thấy thực tế là 95% người Việt đang định cư ở Mỹ và chỉ 5% người nhập cư sẽ quay trở lại Việt Nam.
ImmiPath và chắc hẳn quý vị đọc dữ kiện này cũng sẽ tự hỏi liệu “Phần lớn (95%) những người định cư ở Hoa Kỳ đang đưa ra quyết định sáng suốt hay phần nhỏ (5%) những người quay trở lại là quyết định ngu ngốc?”.
ImmiPath đã thực hiện nghiên cứu của riêng mình bằng khảo sát cụ thể cho những người ở các độ tuổi khác nhau và ngay cả những quý khách hàng đã sang Mỹ thành công nhờ làm hồ sơ từ ImmiPath.
Trước hết, tại sao người Việt Nam lại muốn định cư Mỹ? Câu trả lời phổ biến cho câu hỏi này là để có thu nhập cao hơn, chất lượng cuộc sống đầy đủ tiện nghi, an toàn về thực phẩm được đảm bảo, con cái có cuộc sống tốt hơn, tận hưởng được sự tự do, cơ hội việc làm rộng mở, gửi tiền về giúp đỡ cho người thân ở Việt Nam.
Để giúp cho quý khách hàng có thể trả lời được thắc mắc “Định cư ở Mỹ dễ hay khó?” ImmiPath sẽ đưa ra những trải nghiệm của bộ phận người Việt nhập cư tại Mỹ để bạn quyết định việc qua Mỹ sống có xứng đáng và phù hợp với bản thân mình không nhé!
Định cư Mỹ hãy biết ơn người bảo lãnh mình qua
Hãy biết ơn nước Mỹ và ân nhân, những người đã đưa chúng ta đến với vùng đất mới này. Nếu vì một lý do nào đó mà chúng ta cảm thấy không hài lòng với cuộc sống nơi đây, thì hãy dũng cảm quay về lại Việt Nam.
Bởi nếu sống ở Mỹ nhưng mang tâm trạng buồn chán, chỉ làm hại cho bản thân và gia đình mình mà thôi.
Giấc mơ Mỹ có phải là thiên đường hay là địa ngục, tất cả đều xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta mà ra, nhưng có một điều không thể chối cãi là chúng ta đang sống ở một nơi mà không phải ai muốn đến cũng có thể được.
Định cư Mỹ ở dễ hay khó phụ thuộc vào việc bạn có biết lái xe và rành tiếng Anh không
Sống ở Mỹ mà không biết lái xe coi như chân bị cụt, không biết giao tiếp tiếng Anh coi như bị mắc bệnh câm điếc. Vì vậy, để cuộc sống ở Mỹ dễ thở hơn, bạn nên trau dồi hai thứ quan trọng này thay vì dành thời gian hơn vào những thứ vô bổ khác.
Sống ở Mỹ phải biết quý trọng thời gian và đừng trách móc người thân của mình
Hãy biết quý trọng thời gian của mình và của người khác khi sang Mỹ định cư. Vì vậy, hãy luôn đúng giờ trong mọi kế hoạch đã định sẵn, tất cả các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tiết kiệm thời gian bằng cách giảm thiểu những suy nghĩ và việc làm tiêu cực…
Đừng trách móc người thân của mình trong thời gian đầu mới sang Mỹ trong những tình huống phải ở chung nhà, bởi vì nếu thử đặt mình vào trường hợp ngược lại, khi gia đình đang sống ổn định, bỗng có những người khác về nhà mình tạm trú từ một vài tuần cho đến vài tháng, mọi sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn, “độc lập tự do” không còn, chưa nói đến sự khác biệt về văn hóa ứng xử giữa những người mới sang và những người đã sang đây lâu.
Một vài tuần thì còn có thể được, nếu kéo dài vài ba tháng mà vẫn bình thường, thì đó là những trường hợp hiếm.
Ở Mỹ, mọi thứ phải tự lập, tự lực cánh sinh, để tránh mâu thuẫn, nên thuê nhà và dọn ra riêng là cách tốt nhất, ngoại trừ những trường hợp không thể, do rơi vào những hoàn cảnh cá biệt.
Mặt khác, sống ở Mỹ khi cần sự trợ giúp của người thân, bạn bè thì cứ nói ra, không ai có dư thời giờ để đoán bạn đang cần gì để đưa ra đề nghị trợ giúp trước.
Qua Mỹ định cư, bạn cũng nên thích nghi với sự từ chối khi mình đề nghị sự giúp đỡ, bởi vì ai cũng phải lo cho gia đình của họ trước.
Hãy xác định mục tiêu khi sang Mỹ là vì tương lai con cái và bản thân là trên hết
Nếu đã chọn qua Mỹ định cư, hãy xác định mục tiêu học hành của con cái và bản thân là trên hết. Nếu ở Mỹ mà không tận hưởng những “lợi ích” của môi trường sống và giáo dục ở đây thì ở đây làm gì.
Hãy hình dung một gia đình muốn cho 3 đứa con sang Mỹ du học từ nhỏ thì phải tốn kém bao nhiêu? Đó là chưa nói đến việc cha mẹ không có điều kiện để gần gũi dạy dỗ con những kỹ năng khác ngoài học vấn.
Mục đích chính của nhiều người muốn định cư Mỹ là để cho con cái hưởng được nền giáo dục đẳng cấp thế giới.
Định cư ở Mỹ dễ hay khó phụ thuộc vào bạn có chấp nhận được sự bất công
Qua Mỹ định cư, hãy chấp nhận sự bất công, vì cuộc sống này làm gì có sự công bằng. Tốt nhất là hãy tập thích nghi với nó.
Hãy tập thích nghi với những tình huống những người Việt sang đây trước coi thường những người mới sang.
Người lao động trí thức coi thường những người lao động chân tay, người giàu khinh rẻ người nghèo…
Vì suy cho cùng, đã mang dòng máu Việt Nam thì sống ở đâu cũng đều có những nét giống nhau.
Đôi khi cũng nên chấp nhận một vài sự chỉ trích của người thân, bạn bè ở quê nhà, có thể chỉ vì lâu quá không gọi điện thoại hỏi thăm,…, đơn giản là ở Mỹ không có nhiều “tỷ phú thời gian” như ở Việt Nam.
Sống ở Mỹ bắt buộc phải có công việc ổn định và tránh xa những thú vui dễ khiến bạn trắng tay
Sang Mỹ định cư đồng nghĩa với việc bắt đầu cuộc sống mới, bằng cấp cao ở Việt Nam đem qua Mỹ cũng không có giá trị gì nếu không theo học lên cao.
Đa số là lao động chân tay, làm việc trong các hãng xưởng 12 tiếng/ ngày. Ở Mỹ mà không có công ăn việc làm ổn định rất dễ stress vì những hoá đơn hàng tháng cứ thế mà tấn tới.
Những người Việt Nam sang Mỹ rất ưa chuộng nghề nail, kinh doanh nhà hàng và nhờ tính nhẫn nại siêng năng, cần cù chịu khó, có nhiều người đã thành công, vẻ vang trên đất Mỹ.
Sống ở Mỹ, bạn cũng nên tránh xa với casino và shopping vô tội vạ, vì hai chứng bệnh này đã lấy đi không biết bao nhiêu tiền của người Việt chúng ta.
Hãy quên đi quá khứ dù “huy hoàng” hay “tăm tối” khi còn ở Việt Nam. Quá khứ xin hãy để chúng ngủ yên khi sang Mỹ, chúng ta hãy tập trung cho hiện tại và tương lai. Sự dằn vặt hoặc tiếc nuối, chẳng mang đến ích lợi gì cả cho bản thân và gia đình khi quyết định di cư đến Mỹ bắt đầu cuộc sống mới.
Ở Mỹ, hãy luôn sống dưới mức thu nhập mà mình đang có, bởi vì biết đâu ngày mai chúng ta lại bị mất việc làm.
Mỹ là đất nước của sự tự do, cơ hội, không có chuyện đút lót, phong bì để thăng quan tiến chức. Ai qua đây đi làm rồi va vấp cái công việc tay chân mới biết.
Chủ trả lương rất xứng đáng với công sức bỏ ra, không có chuyện ngồi cafe từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều về mà ăn lương tháng ngon lành như ở Việt Nam.
Khi đi làm trong ở những nơi đông người Việt, hãy chuẩn bị tinh thần bị “ma cũ ma mới”.
Định cư Mỹ hãy xác định gia đình là trên hết, còn không rất dễ lạc lõng cô đơn
Sống ở Mỹ không có người thân, bạn bè, một mình nơi xứ người rất dễ cô đơn, lạc lõng.
Để có kinh nghiệm định cư Mỹ dễ dàng, hãy xác định gia đình là trên hết, vì điều này có thể sẽ chống lại cái cảm giác đôi khi bị cô đơn, lạnh lẽo nơi đất khách quê người, dù có hay không có bà con thân thuộc ở nơi đây.
Sống ở Mỹ hãy cân bằng thời gian dành cho công việc và con cái, bởi vì chúng ta sang đây đa số là vì con cái, nếu vì ham tiền quá mà để con cái bị hư hỏng hoặc không được học hành đến nơi đến chốn, là một lỗi lầm mà chúng ta không thể tha thứ cho mình được.
Định cư Mỹ mà không trả góp thì không phải dân Mỹ
Công thức chung của những người mới sang Mỹ là: Ở nhờ nhà người bảo lãnh -> Share phòng -> Thuê nhà (apartment) -> Mua nhà riêng. Tùy sự may mắn và thực lực tài chính của mỗi người mà có thể cắt bớt hoặc thêm vào cái vòng xoay này. Đừng đánh giá đồng hương qua chiếc xe đang chạy hay chiếc ví hàng hiệu trên vai, bởi vì đa số đều xuất phát từ việc cà thẻ tín dụng (hoặc vay mượn) trả sau.
Sống ở Mỹ không xài Credit Card, không vay mượn để build credit score là một sự “mất mát” to lớn, bởi vì khi đã có score tốt, chúng ta có thể mua nhà, xe… với lãi suất thấp, được xài tiền với lãi suất 0% của các công ty phát hành thẻ Credit Card.
Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo thu nhập để chứng minh với ngân hàng khả năng thanh toán các tài sản cần sở hữu như ngôi nhà hoặc chiếc xe là có thể dọn vào sống hoặc lái xe làm phương tiện đi lại.
Nhưng nếu chẳng may để mất việc góp không nổi nữa thì ngân hàng sẽ kéo nhà, kéo xe. Có khi góp xong cái nhà, cái xe thì đầu cũng đã hai thứ tóc.
Đó là những chia sẻ chân thực từ người Mỹ gốc Việt đã có thời gian sinh sống lâu dài tại Mỹ sẽ giúp bạn tự mình ra quyết định “Liệu định cư Mỹ ở dễ hay khó với chính bản thân bạn và gia đình?
Làm thế nào để sang Mỹ định cư?
Nhiều người hỏi ImmiPath rằng “Định cư Mỹ có khó không? Thật ra định cư Mỹ chưa bao giờ dễ dàng. Với một số người, được nhập cư vào Mỹ là một giấc mơ cả đời.
Nhiều người ngạc nhiên về mức độ khó khăn khi nhập cư vào Mỹ. Bởi Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đặt giới hạn về loại visa và số lượng người có thể đến cư trú tại Hoa Kỳ vĩnh viễn.
Để tạo điều kiện cho các cư dân trên thế giới được nhập cư vào Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một số diện có thể được cấp visa cũng như nhận thẻ xanh để thường trú và sinh sống hợp pháp tại xứ sở cờ hoa. Dưới đây, ImmiPath sẽ thông tin đến bạn các diện định cư tại Mỹ đang hiện hành:
Diện | Đối tượng | Thời gian chờ đợi |
IR1/ CR1 |
Vợ/ chồng của công dân Hòa Kỳ đã kết hôn hợp pháp, người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và đang sinh sống tại Mỹ IR1: Công dân Hoa Kỳ đăng ký kết hôn trên 2 năm CR1: Công dân Hoa Kỳ đăng ký kết hôn dưới 2 năm |
12-18 tháng |
IR2/ CR2 |
IR2: Con của công dân Hoa Kỳ, độc thân, dưới 21 tuổi CR2: Con riêng của công dân Hoa Kỳ, độc thân, dưới 21 tuổi |
14 tháng |
IR3/ IH3 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (nhận nuôi bên ngoài Hoa Kỳ) | 1 – 2 năm |
IR4/ IH4 | Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (nhận nuôi ở Hoa Kỳ) | 1 – 2 năm |
IR5 | Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ Cha/ mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha/ mẹ ruột của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi |
1 – 2 năm |
K-1 | Hôn phu/ hôn thê của công dân Hoa Kỳ (đồng giới hoặc khác giới) | 6 – 12 tháng |
F1 |
Con độc thân của công dân Hoa Kỳ, trên 21 tuổi | 6 – 7 năm |
F2-A | Vợ/ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường trú nhân Hoa Kỳ Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm cả vợ hoặc chồng và con của thường trú nhân |
2 – 3 năm |
F2-B | Con độc thân trên 21 tuổi của Thường trú nhân | 5 – 7 năm |
F-3 | Con của công dân Hoa Kỳ đã có gia đình | 12 – 13 năm |
F-4 | Anh/ chị/ em của công dân Hoa Kỳ Vợ/ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn sẽ được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn |
13 – 14 năm |
EB-1 | Người lao động có khả năng nghiên cứu quản lý đặc biệt | 1,5 – 2 năm |
EB-2 | Người lao động có trình độ cao | 1,5 – 2 năm |
EB-3 | Người lao động tay nghề (skilled) và không tay nghề (unskilled) | 2 – 3 năm |
EB-4 | Người làm việc tôn giáo | 1,5 – 2 năm |
EB-5 | Đầu tư tiêu chuẩn tối thiểu $1,050,000 USD hoặc đầu tư TEA (vùng mục tiêu) $800,000 USD | 5 năm |
Vậy rốt cuộc định cư Mỹ dễ hay khó? Có nên đi hay ở lại Việt Nam?
Định cư Mỹ ở dễ hay khó phụ thuộc vào tất cả quyết định, suy nghĩ và hành động của bạn. Mỹ đẹp nhưng nó không hoàn hảo. Đôi khi để đạt được những thứ mình mong muốn, hưởng được nền tự do dân chủ Mỹ, chúng ta phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và nhiều thứ khác.
Tuy nhiên để sang được Mỹ không phải ai cũng đủ điều kiện để đi. Ai đi Mỹ được thì cứ đi, ai đóng thuế cho Mỹ được thì cứ chăm đóng, học lên cao được thì cứ học.
Giấc mơ Mỹ là có thật nhưng nó chỉ đẹp và trọn vẹn khi bạn chấp nhận dấn thân và cần cù chịu khó làm việc hay không mà thôi. Nhiều người mới sang Mỹ vài tháng đầu sẽ sợ, sợ muốn về lại Việt Nam sống, nhưng ai ở quen bên Mỹ rồi thì bảo về Việt Nam chơi thì người ta về chứ về ở luôn chẳng ai muốn về cả.
Với những phân tích trên đây, bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi rằng “Định cư Mỹ ở dễ hay khó?”. Tất cả phụ thuộc vào quyết định của bạn.
Chỉ biết rằng tại số 04 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh – Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày nào cũng có người xếp hàng dài để chờ được cấp thị thực định cư Mỹ.
Nếu bạn muốn di cư sang Mỹ sinh sống nhưng không biết phải làm thế nào thì có thể bình luận trực tiếp dưới bài viết, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm của ImmiPath có thể sẽ hỗ trợ nhiệt tình và tư vấn con đường đến Mỹ phù hợp nhất cho bạn và gia đình.
Bá Thiềm
Xin chào ImmiPath, tôi sinh năm 1987, đang làm việc về lĩnh vực điện nhẹ tại 1 công ty ở Việt Nam, nay có ý định sang Mỹ làm việc theo diện EB3, (tôi có biết ngoại ngữ cơ bản và đang học lái xe), nhưng không thấy có ngành nghề phổ thông tương đương gần với công việc hiện tại. Xin hỏi nếu sang Mỹ thì có hãng nào có ngành nghề điện như thế mà tôi có thể tham gia không,
ImmiPath Admin
Chào anh/chị, chương trình định cư diện lao động Mỹ của ImmiPath có hai hình thức công viêc đó là Lao động có tay nghề và Lao động không có tay nghề. Ở mỗi một hình thức sẽ có những yêu cầu cụ thể dành cho công viêc khác nhau. Anh/chị vui lòng để lại số điện thoại, hoặc liên hệ Hotline ImmiPath 0932003368. Tư vấn viên của ImmiPath sẽ tư vấn chi tiết cũng như thủ tục của chương trình định cư EB3 này nhé.