Table of Contents[Hide][Show]
- Nguyên nhân rớt phỏng vấn định cư Mỹ
- Cần làm gì nếu rớt visa định cư Mỹ?
Một số câu hỏi thường gặp về phỏng vấn định cư Mỹ+−
- 1. Nếu tôi trễ cuộc phỏng vấn xin visa định cư Mỹ thì sao?
- 2. Điều gì xảy ra nếu tôi không đến phỏng vấn định cư Mỹ?
- 3. Điều gì xảy ra nếu tôi cần thay đổi địa chỉ trên cuộc hẹn xin thị thực định cư Hoa Kỳ?
- 4. Tôi có thể hủy cuộc hẹn phỏng vấn định cư Mỹ của mình không?
- 5. Đặt lịch hẹn xin Visa định cư Mỹ như thế nào?
- Vậy làm thế nào để có một buổi phỏng vấn visa định cư Mỹ thành công nhất?
Để có cơ hội nhận được thẻ xanh mở ra cuộc sống mới trên đất Mỹ, bạn bắt buộc phải có thị thực định cư. Để nhận được visa, bạn phải trải qua một buổi phỏng vấn định cư Mỹ tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Mỹ được biết đến là đất nước thân thiện với người nhập cư nhưng cũng là nước có tỷ lệ từ chối cấp thị thực cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Điều này chủ yếu là do nhiều người nộp đơn xin visa định cư Mỹ không biết về những yêu cầu cần thiết phải đáp ứng khi điền đơn xin thị thực cũng như chuẩn bị những bằng chứng thuyết phục nhất.
Bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tâm lý để có một thần thái tốt nhất trong buổi phỏng vấn xin visa định cư Mỹ.
Sau đây ImmiPath sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về kinh nghiệm và câu hỏi phỏng vấn xin visa định cư Mỹ được chuyên viên ImmiPath tổng hợp qua nhiều trường hợp khách hàng thành công trong việc xin visa đi Mỹ và hiện đã sinh sống tại xứ sở cờ hoa. Xem ngay nhé!
Cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia phỏng vấn định cư Mỹ?
Để nhận được visa định cư Mỹ, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ đúng theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Trước khi trả lời thắc mắc hồ sơ định cư tại Mỹ gồm những giấy tờ gì, bạn phải có trách nhiệm đảm bảo nộp cả bản chính và bản sao những giấy tờ liệt kê bên dưới.
Tất cả những giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh có chứng nhận rõ ràng rằng Bản dịch chính xác và Người dịch đủ năng lực dịch thuật.
Đương đơn phải sắp xếp các giấy tờ theo đúng thứ tự được liệt kê dưới đây và tách riêng tất cả các giấy tờ bản chính. Mỗi đương đơn phải có một bộ hồ sơ riêng.
Nếu đương đơn không nộp đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu cho buổi phỏng vấn, hồ sơ của đương đơn có thể bị từ chối hoặc việc in thị thực có thể bị trì hoãn.

Hồ sơ định cư Mỹ cơ bản gồm những giấy tờ sau:
- Trang đối chiếu và in trang xác nhận địa chỉ qua các mẫu đơn DS-260 [đối với thị thực định cư (IV)] hoặc Đơn DS-160 [đối với thị thực không định cư diện K]
- Hình xin thị thực đúng quy cách và đương đơn phải ghi tên và ngày tháng năm sinh phía sau mỗi tấm hình
- Căn cước công dân và hộ khẩu
- Bản chính và bản sao hộ chiếu
- Giấy khai sinh
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (không yêu cầu nếu chưa bao giờ kết hôn)
- Bản chính phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Bản chính lý lịch tư pháp nước ngoài (nếu có)
- Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có)
- Hồ sơ quân đội (nếu có)
- Thư mời phỏng vấn định cư Mỹ
- Kết quả kiểm tra sức khoẻ
- Hồ sơ bảo trợ tài chính
- Bằng chứng về mối quan hệ
Đóng các khoản lệ phí trước khi đi phỏng vấn
Có thể nói phí phỏng vấn định cư Mỹ tuỳ vào từng diện mà hồ sơ và chi phí sẽ khác nhau.
Mời bạn tham khảo bảng tổng hợp chi tiết các khoản lệ phí của các diện định cư Mỹ:
Mẫu đơn cần điền | Lệ phí | Loại thị thực |
Mẫu I-129F cho Hôn phu/hôn phu người nước ngoài | $535 | Visa K-1 cho hôn phu/ hôn thê người nước ngoài |
Mẫu I-130 cho Thân nhân Ngoại kiều | $535 |
|
Đơn I-140 | $700 |
|
Mẫu đơn I-360 cho góa phụ con lai hoặc người nhập cư đặc biệt | $435 | Thị thực EB-4 hoặc thị thực lao động ưu tiên thứ tư cho các công nhân tôn giáo/chính phủ/tổ chức quốc tế khác nhau |
Đơn I-526 Đơn xin Nhập cư của Doanh nhân Nước ngoài | $3,675 | Visa EB-5 hoặc visa lao động ưu tiên thứ năm dành cho nhà đầu tư tại Mỹ |
Đơn I-600/ 600A Phân loại Trẻ mồ côi là người thân trực hệ | $775 |
|
ImmiPath mời bạn tham khảo chi phí định cư Mỹ khi nộp hồ sơ lên USCIS:
Loại phí | Đối với ứng viên sống ở Mỹ | Đối với ứng viên sống ở nước ngoài |
Mẫu bảo lãnh gia đình (I-130) | $535 | $535 |
Đơn xin thẻ xanh (I-485) cho AOS | $1,140 | NA |
Mẫu hỗ trợ tài chính (I-864) | $0 | $120 |
Sinh trắc học (Dấu vân tay & Ảnh) | $85 | $0 |
Xử lý của Bộ Ngoại giao | NA | $325 |
Phí nhập cư USCIS | NA | $220 |
Khám bệnh | Khác nhau | Khác nhau |
Tổng cộng | $1,760 | $1,200 |
Ngoài ra, khi mở hồ sơ định cư Mỹ, đương đơn còn tốn một khoản phí cho trung tâm tư vấn di trú hoặc một luật sư rơi vào khoảng từ 5,000 USD đến 10,000 USD tuỳ từng diện dễ hay khó.

Thời gian đặt lịch hẹn phỏng vấn đi Mỹ định cư
Bạn phải thường xuyên kiểm tra cập nhật ngày giờ để không lỡ hẹn lịch phỏng vấn di trú Mỹ, ImmiPath khuyên bạn nên chủ động đặt báo thức trước 1-2 ngày.
Khi đến ngày phỏng vấn bạn nên đến trước ít nhất 15 phút để bắt đầu tiến trình, thủ tục. Viên chức Lãnh sự sẽ cho người có lịch hẹn trước từ 1-15 phút vào phỏng vấn.
Đây là hướng dẫn đặt lịch phỏng vấn định cư Mỹ mà bạn phải thực hiện đầu tiên, để có cho mình lịch hẹn phỏng vấn định cư Mỹ sớm nhất.
Để đăng ký phỏng vấn định cư Mỹ, bạn truy cập vào đường link http://www.ustraveldocs.com/vn/vn-steps.asp, điền thông tin theo yêu cầu và đến đóng phí ở bưu điện được chỉ định.
Sau khi đóng phí xử lý đơn xin visa và lấy xác nhận của bưu điện, bạn tiếp tục truy cập vào website: https://www.ustraveldocs.com, đăng ký tài khoản, đăng nhập và đặt lịch hẹn phỏng vấn định cư Mỹ với Đại sứ quán.

Trang phục phỏng vấn định cư Mỹ mặc gì tạo ấn tượng tốt?
Bất kỳ thời điểm nào, ấn tượng đầu tiên để mọi người đánh giá là qua phong cách thời trang của bạn. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn định cư Mỹ hãy suy nghĩ và lên kế hoạch cho bộ trang phục của mình. Tuỳ vào từng tầng lớp khác nhau, người phỏng vấn nên lựa chọn loại trang phục phù hợp nhất.
Quần áo không quá chênh lệch về màu sắc, không đối lập với thời tiết. Ví dụ trời nóng bạn lại mang màu quá nổi bật như cam, đỏ…
Là nam nên mang quần tây, áo sơ mi. Đối với nữ giới nên mang váy không ngắn quá gối, hoặc có thể mang đồ công sở. Ưu tiên mang quần áo đơn giản và gọn gàng.
Mang phụ kiện bao gồm nhẫn, bông tai, dây chuyền… nhỏ gọn, không quá nhiều. Nam không nên đeo khuyên tai hoặc dây chuyền kích thước quá lớn. Mọi chi tiết trên cơ thể bạn phải được đơn giản hoá.
Lãnh sự sẽ không giữ balo hoặc túi xách, nên hạn chế mang balo, túi xách quá lớn ảnh hưởng đến tác phong của bạn trong cuộc phỏng vấn.
Chuẩn bị trang phục trước 1 ngày, giặt là thật kỹ lưỡng, đảm bảo quần áo của bạn luôn sạch sẽ và thẳng tắp để thể hiện được phong thái tốt nhất từ đó nhận được phản hồi tích cực.
Sử dụng nước hoa hoặc các loại dầu thơm có mùi dịu nhẹ, không nên sử dụng quá đậm mùi dễ gây khó chịu, mất tập trung.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin
Bạn phải xác định ở vòng phỏng vấn, bạn sẽ nhận được những câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ với nhiều chủ đề khác nhau, liên quan đến tài chính, kế hoạch sinh sống ở Mỹ, mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh mà ImmiPath sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn ở phần tiếp theo sau đây.
Đừng nên quá áp lực mà hãy tưởng tượng đây như một cuộc trò chuyện và thuyết phục người khác về dự định của mình.
Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế vững vàng, tự tin nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn visa định cư Mỹ
Với kinh nghiệm tư vấn cho các khách hàng chuyên về di trú – định cư Mỹ, ImmiPath tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ thường gặp để giúp bạn chuẩn bị thật tốt nhanh chóng sở hữu tấm visa cũng như thẻ xanh, sớm đoàn tụ với người thân yêu và sinh sống tại Mỹ.

Top câu hỏi phỏng vấn dà nh cho cha mẹ đến thăm Hoa Kỳ
- Bạn sẽ đến Mỹ để làm gì? Cha mẹ bạn nên đưa ra lý do thực sự tại sao họ muốn đến thăm Hoa Kỳ (rất có thể là đến thăm bạn).
- Bạn định ở đâu? Tốt nhất là cụ thể với câu trả lời này. Yêu cầu cha mẹ của bạn bao gồm thông tin khách sạn và địa chỉ có liên quan.
- Bạn muốn ở lại bao lâu? Cha mẹ bạn phải cho người phỏng vấn biết khoảng thời gian họ muốn ở lại Hoa Kỳ (không dài hơn thời gian được phép đối với loại thị thực mà họ đang xin).
- Bạn có người thân đang sinh sống tại Hoa Kỳ? Nếu bố mẹ bạn có bất kỳ người thân nào (tất nhiên bao gồm cả bạn) ở Mỹ, họ nên cung cấp thông tin chính xác.
- Thông tin liên lạc của con trai/con gái bạn là gì? Cha mẹ nên ghi lại hoặc ghi nhớ thông tin liên lạc của bạn, bao gồm số điện thoại và địa chỉ của bạn.
- Con trai/con gái của bạn có thị thực nào? (ví dụ: thị thực lao động hoặc thẻ xanh).
- Con bạn làm việc hoặc học tập ở đâu? Nói với cha mẹ của bạn để ghi nhớ hoặc viết ra tên cơ quan hoặc trường học của bạn và vị trí của nó.
- Ai tài trợ cho chuyến đi của bạn? Nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho chuyến đi của riêng họ, hãy yêu cầu cha mẹ đưa ra bằng chứng về số tiền hiện có của mình (kèm theo bản sao kê ngân hàng được in ra). Nếu ai đó tài trợ cho cha mẹ bạn hoặc bạn bảo lãnh, có thể chuẩn bị các giấy tờ để chứng minh điều này.
- Ai sẽ cùng bạn đến Mỹ? Nếu cha mẹ dự định đi du lịch với bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình, hãy cung cấp tất cả những thông tin liên quan.
- Công việc của bạn ở Việt Nam là gì? Cha mẹ của bạn nên cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt về công việc của họ. Nếu họ đã nghỉ hưu, họ nên đề cập đến điều này.
- Bạn kiếm được bao nhiêu mỗi năm? Nếu cha mẹ bạn có thu nhập, hãy yêu cầu cha mẹ đưa ra con số hàng năm và đưa ra bằng chứng về số tiền họ kiếm được.
- Bạn sẽ làm gì với công việc kinh doanh của mình khi bạn ở Mỹ? Cha mẹ sẽ cần giải thích ai sẽ quản lý công việc kinh doanh khi mình ở Hoa Kỳ.
- Bạn sẽ được trở về Việt Nam sau khi du lịch Mỹ chứ? Vì cha mẹ bạn sẽ đến thăm bằng thị thực tạm thời nên cha mẹ bạn phải trả lời Có cho câu hỏi này.
- Làm thế nào bạn sẽ thuyết phục tôi rằng bạn sẽ trở về Việt Nam? Người phỏng vấn phải biết rằng bố mẹ bạn không có ý định ở lại Hoa Kỳ. Muốn vậy cha mẹ phải đưa ra những trách nhiệm cụ thể ở quê nhà Việt Nam mà mình sẽ trở về nhà để hoàn thành (ví dụ như duy trì một ngôi nhà hoặc chăm sóc trẻ em).
- Bạn có nộp thuế thu nhập ở Việt Nam không? Cha mẹ của bạn nên mang theo tài liệu liên quan đến các khoản thuế phải trả.
- Người phỏng vấn cũng có thể hỏi cha mẹ bạn xem họ có con cái nào khác không và có thể hỏi thông tin của họ. Viên chức lãnh sự có thể sẽ hỏi địa chỉ nhà của bố mẹ bạn ở Việt Nam và liệu họ có mắc bệnh gì không. Họ có thể muốn biết liệu bố mẹ bạn có sở hữu bất kỳ doanh nghiệp hoặc đất đai nào không. Điều quan trọng là phải trả lời mọi câu hỏi một cách trung thực nhất có thể.

Top câu hỏi phỏng vấn đi định cư Mỹ dành cho diện vợ chồng
Dưới đây ImmiPath tổng hợp một số câu hỏi phổ biến cho các diện vợ chồng bảo lãnh và tham gia phỏng vấn đi định cư Mỹ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Lưu ý là từ đầu đến cuối, các bạn chỉ có không đến 15 phút để hoàn thành các thủ tục và trả lời câu hỏi. Thông thường, viên chức lãnh sự sẽ hỏi bạn từ 3-5 câu, và trong một vài trường hợp các bạn sẽ được hỏi nhiều hơn.
- Hai người quen nhau như thế nào? Có ai giới thiệu không? Họ tên, tuổi, nơi cư ngụ của người giới thiệu? Quan hệ như thế nào với hai người? Nếu quen nhau trên mạng, cho biết nick chat, địa chỉ E-Mail và Server hai người làm quen.
- Hai người bắt đầu liên lạc với nhau khi nào? Bằng phương tiện gì? Gặp nhau lần đầu tiên khi nào? Ở đâu? Gặp nhau bao nhiêu lần? Đi chơi những nơi nào? Hai người hay nói về vấn đề gì khi nói chuyện điện thoại với nhau?
- Tỏ tình với nhau khi nào, ai là người tỏ tình trước?
- Cầu hôn khi nào, ai là người cầu hôn? Cầu hôn ở đâu bằng phương tiện gì ( cầu hôn trực tiếp hay qua điện thoại, thư từ )? Cho biết cụ thể thời gian và địa điểm. Vợ bạn có đồng ý liền hay yêu cầu cho thời gian để suy nghĩ? Khi nào đồng ý?
- Tổ chức lễ đính hôn/ lễ kết hôn khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu người tham dự? Phía gia đình Chồng/Vợ có những ai tham dự không? Đăng Ký Kết Hôn ngày nào? Có đi hưởng tuần trăng mật ở đâu không?
- Hai người đã sống chung với nhau chưa? Lúc nào? Sống ở đâu? Lần sau cùng hai người gặp và sống chung với nhau là thời gian nào?
- Chồng/Vợ bạn có Quốc Tịch chưa, có khi nào ? Chồng/Vợ bạn về Việt Nam bao nhiêu lần để thăm bạn, kể rõ chi tiết ngày đi ngày về? Về Việt Nam hai người đi chơi ở đâu? Đi với những ai? Có hình ảnh hay có gì làm bằng chứng? Về Việt Nam chồng/vợ bạn ở đâu?
- Họ tên Chồng/Vợ, tên tiếng Việt tên tiếng Anh? Ngày tháng năm sinh? Nơi sinh? Nguyên Quán? Đi Mỹ năm nào? Đi theo diện gì? Đi với những ai? Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào, ở trại tị nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ? Có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không, họ tên, tuổi người bảo lãnh. Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?
- Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì? Địa chỉ, số điện thoại của Chồng/Vợ. Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay chung cư? Nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu Phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?
- Gia đình có bao nhiêu Anh Chị Em? Liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu? Anh ……Chị…….. là con thứ mấy trong gia đình?
- Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, địa chỉ cư ngụ của Ba Mẹ, Ba Mẹ còn sống hay đã mất, nếu mất thì mất năm nào, vì sao mất?
- Tình trạng hôn nhân, Chồng/Vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa? Họ tên tuổi Vợ/Chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu, ly thân năm nào, ly hôn khi nào, lý do vì sao ly hôn? Bây giờ Vợ/Chồng cũ đã có gia đình mới chưa, đang ở đâu?
- Công Việc: Chồng/ Vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu? Thu nhập bao nhiêu 1 tháng/tuần/năm? Làm riêng hay làm cho ai? Tên sếp/người quản lý của Chồng/Vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung? Trước công việc này thì làm việc gì? Kê khai công việc từ khi qua Mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?
- Chồng/Vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/Trường dạy nghề nào không? Tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
- Sở Thích: Thời gian rảnh Chồng/Vợ bạn thích làm gì?
- Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất?
- Chồng/Vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất, ca sĩ nào thích nhất?
- Chồng/Vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu , thường chơi thời gian nào?
- Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất?
- Chồng/Vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn Chồng/Vợ bạn thích là những món gì?
- Chồng/Vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì? Màu gì? Size loại nào?
- Vợ/Chồng bạn có bạn thân không? Liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?
- Thành Phố nơi Chồng/Vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đặc biệt không (bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào)? Thành Phố đó có bao nhiêu mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?
- Anh/Chị có dự định sẽ làm gì khi sang đến Mỹ?
- Anh/Chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi, địa chỉ, đi Mỹ khi nào, đi theo diện gì?
- Có ai đồng bảo trợ cho hồ sơ Anh/Chị không? Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với Anh/ Chị?
- Chồng/Vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm Nào?
- Anh/chị có bao giờ được ai bảo lãnh chưa? Có bao giờ nộp đơn xin visa đi Mỹ lần nào chưa?
- Anh/Chị có con chưa?
- Vợ/Chồng có con không? Riêng, chung… liệt kê

Top câu hỏi phỏng vấn thường gặp về đi Mỹ diện EB-3
- Tại sao quý vị lại chọn công ty này để nộp hồ sơ? Nộp hồ sơ bằng cách nào?
- Khi đến Mỹ, quý vị sẽ làm công việc gì? Hãng xưởng nào? Ở đâu? Sản xuất cái gì? Công việc họ trao cho quý vị là gì?
- Quý vị sẽ được trả lương bao nhiêu 1 giờ?
- Người quản lý của quý vị là ai? Tên gì? Bao nhiêu tuổi? Ở đâu?
- Những thông tin cá nhân của quý vị và những người ăn theo như ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, độ tuổi, công việc hiện tại
- Luật sư làm hồ sơ di trú EB-3 của quý vị tên gì? Làm sao quý vị biết luật sư đó?
- Qua Mỹ quý vị sẽ sống ở đâu, sinh hoạt như thế nào?
- Tại sao quý vị muốn đi Mỹ?
- Tại sao công việc hiện tại quý vị rất tốt mà vẫn muốn qua Mỹ làm việc?
- Quý vị đang ở Việt Nam, tại sao quý vị biết được nhà tuyển dụng ở tận bên Mỹ mà xin việc vào đó?
- Làm thế nào quý vị nộp đơn xin việc vào công ty này/ hãng xưởng này?
- Quý vị ứng tuyển vào công ty có được chấp thuận không? Ai là người phỏng vấn và chấp thuận đơn xin việc của quý vị?
- Thời gian quý vị mở hồ sơ là lúc nào?
- Quý vị đã nhìn thấy giấy phép lao động (LC) chưa? Quý vị có ký tên trên giấy phép lao động không?
- Ai là người đảm nhiệm nộp đơn hồ sơ di trú Mỹ diện EB-3 cho quý vị

Top các câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ diện đầu tư EB5
- Tôi có thể xem hộ chiếu của Ông/Bà và hộ chiếu của các thành viên trong gia đình Ông/ Bà được không?
- Ông / Bà có từng đến Mỹ trước đây không? Nếu có, Ông / Bà cho biết chuyến đi chính xác đã đi và mục đích của chuyến đi đó là gì? Ông / Bà đã từng làm hồ sơ di cư đến Mỹ trước đây chưa? Nếu có, xin vui lòng giải thích rõ.
- Ông / Bà làm những gì theo tiêu chuẩn tự nhiên cho hồ sơ nhập cư của mình? Lý do tại sao Ông / Bà muốn rời xa quê hương mình?
- Ông/Bà có bạn bè hay họ hàng thân thuộc nào đang sống ở Mỹ không? Nếu có , hãy nói rõ họ là ai và làm nghề gì? Tôi có thể xem Giấy chứng nhận kết hôn của Ông/Bà không?
- Ông / Bà đã từng kết hôn mấy lần? Nếu có, xin vui lòng liệt kê chi tiết và cung cấp cho tôi Giấy chứng nhận nhận ly hôn phù hợp.
- Nếu Ông / Bà có con cái, hãy trình bày từng trường hợp cụ thể (tuổi tác, trạng thái viên , v.v )
- Nếu các Con Ông / Bà đi cùng là trên 21 tuổi, thì họ là sinh viên chính quy phải không?
- Ông / Bà có biết điều kiện của dự án định cư Chủ đầu tư mà Ông / Bà đang lập đơn không? Vui lòng cho biết nó bao gồm những điều kiện gì?
- Ông / Bà hiểu như thế nào về chương trình Định cư Mỹ, cụ thể là chương trình EB-5 mà Ông / Bà đang tham gia?
- Dự án của Ông/Bà có đáp ứng được điều kiện của chương trình hay không?
- Dự án đã tạo ra được 10 công việc làm ăn hay không?
- Ông / Bà đã đầu tư vào dự án nào? Tại sao Ông/Bà quyết định đầu tư vào dự án này? Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin cơ bản về dự án mà Ông/Bà đang đầu tư vào.
- Dự án của Ông/Bà có nằm trong danh sách các cơ sở kinh tế hay doanh nghiệp có nguy cơ hay không? Đầu tư của Ông/Bà có được coi là đầu tư mạo hiểm hay không? Ông / Bà vui lòng cho biết kế hoạch kinh doanh / công tác sắp tới của Ông / Bà tại Mỹ ( nếu có)? Ông / Bà sẽ làm gì tại Mỹ?
- Ông / Bà có sở hữu tài sản sản phẩm không? Có đứng tên của họ không? Nếu có, vui lòng cho biết tối đa tài sản này Ông / Bà nhận tiền từ đâu để mua tài sản cho mình? Giá trị của tài sản đó là bao nhiêu trong thời điểm mà Ông/Bà đã mua nó? Ông / Bà đã thế chấp tài sản tại Ngân hàng nào, số tiền bao nhiêu? Ngân hàng giải ngân theo hình thức nào?
- Ông/Bà đã chuyển tiền đầu tư vào tài khoản Bảo chứng vào ngày nào? Chuyển khoản bao nhiêu lần? Chuyển đi từ Tài khoản của ai? Tài khoản ở đâu?
- Đương đơn có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nặng hay không? Đương đơn đã bao giờ bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ tại cửa khẩu chưa?
- Đương đơn có bao giờ bị rối loạn về thể chất hoặc tinh thần, hay có những hành vi liên quan đến căn bệnh này và có thể ảnh hưởng trầm trọng đến tài sản, sự an toàn, phúc lợi của bản thân hay người khác chưa?
- Ông / Bà vui lòng cung cấp hồ sơ khám sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình?

Quy trình phỏng vấn định cư Mỹ
Một buổi phỏng vấn định cư Mỹ kéo dài khoảng 3 phút hoặc có thể lâu hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu. Vì thời gian diễn ra rất nhanh nên bạn phải trả lời tinh gọn, dứt khoát.
Quy trình phỏng vấn visa định cư Mỹ bắt đầu từ khi bạn đặt chân đến cổng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ đến khi phỏng vấn xong. Thủ tục này được chia làm 3 giai đoạn:
- Khi đi qua cửa bảo vệ
- Tại phòng chờ phỏng vấn
- Tại phòng phỏng vấn
Giai đoạn 1: Khi đi qua cửa bảo vệ
- Nếu phỏng vấn visa Mỹ tại Đại sứ quán Hà Nội: bạn sẽ nộp CCCD hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh tại phòng bảo vệ và bảo vệ sẽ giữ giấy tờ này cho đến khi bạn rời khỏi tòa nhà. Sau đó, bạn sẽ được phát thẻ dành cho khách. Bạn phải đeo thẻ lên áo ở vị trí dễ nhìn trong suốt thời gian bạn ở trong Đại sứ quán. Sau đó, bạn sẽ đi lên phòng chờ ở tầng 2
- Nếu phỏng vấn visa Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh: Bạn sẽ đến phòng bảo vệ, trình hộ chiếu và giấy hẹn phỏng vấn. Bảo vệ không giữ lại giấy tờ nào, mà chỉ giữ lại các thiết bị điện tử (điện thoại di động, laptop, PDA…), các vật dụng bằng kim loại (hộp quẹt, chìa khóa…). Sau đó, bạn sẽ được phát thẻ nhựa có đánh số. Bạn giữ thẻ này cho đến hết buổi phỏng vấn, ra cổng và đổi thẻ lại để nhận lại các vật dụng cá nhân. Sau khi được phát thẻ, bạn đi đến phòng chờ nằm ở bên tay trái, sau cổng bảo vệ

Giai đoạn 2: Tại phòng chờ
Tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ có 2 hệ thống (hệ thống số 1 để nộp hồ sơ và lấy vân tay, hệ thống số 2 để phỏng vấn). Cả hai hệ thống này đều gọi theo số, nên đương đơn cần lắng nghe loa hoặc nhìn bảng hiển thị số. Mỗi gia đình chỉ lấy 01 số và lên cửa sổ cùng lúc.
Khi đến được phòng chờ phỏng vấn, bạn sẽ thực hiện các bước sau:
- Lấy số tại máy số 1 để nộp hồ sơ và lấy dấu vân tay (Lưu ý: Bạn nhớ phải lấy 2 liên cho cùng 1 số. Và số này chỉ dùng để nộp hồ sơ và lấy dấu vân tay, không dùng để phỏng vấn. Bạn sẽ cần phải lấy 1 số khác để phỏng vấn.
- Chờ nghe gọi số để lên nộp hồ sơ
- Bạn phải đảm bảo hồ sơ của mình phải có đủ các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu (cần ký ở trang 3 và tháo hết vỏ bọc)
- Trang xác nhận của đơn xin visa DS-160, có dán 1 ảnh ở góc dưới tay trái
- Tờ xác nhận lịch hẹn phỏng vấn và hóa đơn Citibank (cả 2 liên màu hồng và vàng)
- Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam (nếu dùng hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao)
- Mẫu I-20 hoặc DS-2019 bản gốc nếu xin visa sinh viên/trao đổi khách (nhớ ký ở cuối trang) & hoá đơn SEVIS.
- Các giấy tờ bổ trợ (nếu có)
- Đối với các hạng mục bắt buộc, phải chuẩn bị đầy đủ, nếu không bạn sẽ phải rời cửa sổ nộp hồ sơ để chuẩn bị lại, và xếp hàng lấy số lại từ đầu
- Chờ nghe gọi lại số để lấy dấu vân tay và nhận lại tất cả hồ sơ
- Trong lúc chờ, bạn cần xem hướng dẫn lấy dấu vân tay chiếu trên TV và lau sạch 10 đầu ngón tay để chuẩn bị lấy vân tay
- Lấy số tại máy số 2 và chờ nghe gọi số để phỏng vấn

Giai đoạn 3: Tại vòng phỏng vấn
- Cán bộ lãnh sự Đại sứ quán & Lãnh sự quán gọi số theo mức độ phức tạp của từng trường hợp chứ không nhất thiết theo thứ tự, vì vậy, bạn nên chú ý nghe gọi số trong thời gian ngồi chờ
- Sau khi được gọi số để phỏng vấn, bạn vào phòng phỏng vấn để được cán bộ lãnh sự phỏng vấn trực tiếp
- Cán bộ lãnh sự người Mỹ sẽ phỏng vấn bằng tiếng Việt thông qua thông dịch viên và có thể sẽ kiểm tra vân tay 1 ngón bất kỳ
- Nếu đơn xin visa Mỹ được chấp nhận, cán bộ lãnh sự sẽ thu lại hộ chiếu và phát cho bạn một giấy biên nhận. Sau đó, bạn cầm biên nhận đến quầy EMS trong phòng chờ, làm tờ khai địa chỉ nhận lại hộ chiếu cùng visa và đóng lệ phí 30.000 VNĐ. Hai ngày sau, EMS sẽ gửi hộ chiếu và visa về địa chỉ bạn yêu cầu
- Nếu bị từ chối cấp visa, bạn sẽ được viên chức người Mỹ trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn

Mô phỏng quy trình phỏng vấn định cư Mỹ.
Nguyên nhân rớt phỏng vấn định cư Mỹ
Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin visa định cư Mỹ của nhiều người, những lý do phổ biến khiến bạn bị đánh trượt visa định cư Mỹ bao gồm:
- Sai sót ở khâu chuẩn bị hồ sơ
- Passport trắng
- Mục đích chuyến đi không rõ ràng
- Gặp vấn đề đề chứng minh tài chính
- Quá ít ràng buộc tại Việt Nam
- Giả mạo thông tin
- Thiếu tự tin trong quá trình phỏng vấn, trả lời khác với thông tin trong hồ sơ
- Bằng chứng không thuyết phục
- Không mang theo tài liệu
- Đến muộn hoặc trễ hẹn
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng nếu rớt phỏng vấn visa lần 1, cánh cửa vẫn chưa hoàn toàn khép lại. Bạn vẫn còn cơ hội tại cuộc phỏng vấn xin visa định cư Mỹ lần 2.
Cần làm gì nếu rớt visa định cư Mỹ?
Sau cùng nếu chẳng may bạn rớt phỏng vấn định cư Mỹ và muốn phỏng vấn lại, bạn phải đóng lại phí phỏng vấn và lên lịch phỏng vấn định cư Mỹ từ đầu.
Bạn nên suy ngẫm lại các tình tiết trong buổi phỏng vấn lần trước để tìm ra những điểm thiếu sót khiến cho bạn không thành công và rút kinh nghiệm.
Nếu cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh hoặc giấy tờ hỗ trợ từ trường, bạn nên nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ.
Hoặc bạn chọn liên hệ với một trung tâm tư vấn về định cư di trú để hỗ trợ cho bạn các thủ tục cũng như công tác chuẩn bị kỹ càng hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo.

Chia Sẻ Chân Thực Từ Khách Hàng của ImmiPath.
Một số câu hỏi thường gặp về phỏng vấn định cư Mỹ
1. Nếu tôi trễ cuộc phỏng vấn xin visa định cư Mỹ thì sao?
Trong trường hợp bạn đến muộn chỉ vài phút và không có hàng đợi thì cuộc phỏng vấn của bạn sẽ bị hủy. Bạn đợi chỉ định từ Viên chức lãnh sự và sắp xếp đến phỏng vấn theo lịch hẹn lần nữa nếu điều đó xảy ra.
2. Điều gì xảy ra nếu tôi không đến phỏng vấn định cư Mỹ?
Nếu bạn không có mặt tại Đại sứ quán để phỏng vấn theo lịch trình, bạn phải liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán càng sớm càng tốt và thông báo cho họ về những nguyên nhân khiến bạn không thể tham dự cuộc phỏng vấn.
Bạn phải hành động theo cách này, nếu không, trường hợp của bạn có thể bị chấm dứt và các khoản phí đã thanh toán sẽ không được hoàn trả.
3. Điều gì xảy ra nếu tôi cần thay đổi địa chỉ trên cuộc hẹn xin thị thực định cư Hoa Kỳ?
Nếu bạn cần thay đổi địa chỉ của mình sau khi lên lịch hẹn xin thị thực Hoa Kỳ, bạn cần đăng nhập vào một trong những dịch vụ trực tuyến mà bạn đã sử dụng để đặt lịch hẹn xin thị thực và tìm một nút có thể ghi “cập nhật hồ sơ của tôi” — tùy thuộc vào dịch vụ trực tuyến nào. bạn đã dùng.
Sau đó, bạn phải chọn lý do cập nhật của mình, ví dụ: “thay đổi địa chỉ gửi thư” và ghi địa chỉ mới của bạn. Bạn có thời gian để thay đổi địa chỉ của mình cho đến 11:59 tối vào ngày phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
4. Tôi có thể hủy cuộc hẹn phỏng vấn định cư Mỹ của mình không?
Rất khó có khả năng sau khi trải qua quá trình xin thị thực Hoa Kỳ rắc rối và nhận được các tài liệu hỗ trợ, bạn sẽ phải hủy một cuộc hẹn. Tuy nhiên, hoàn cảnh thay đổi và bạn có thể không muốn xin thị thực Hoa Kỳ nữa.
Để hủy các cuộc hẹn xin thị thực Hoa Kỳ, bạn có thể gọi cho VAC và cho họ biết rằng bạn đang hủy và bạn sẽ không cần thị thực Hoa Kỳ nữa. Đối với thị thực định cư Hoa Kỳ, bạn nên gọi cho NVC và thông báo với họ rằng bạn không quan tâm đến việc xin visa Hoa Kỳ.
Điều này hoàn toàn không được khuyến khích vì bạn sẽ tốn rất nhiều công sức để xin thị thực và do đó nên thử xem liệu bạn có được cấp hay không.
5. Đặt lịch hẹn xin Visa định cư Mỹ như thế nào?
Khi bạn nộp đơn xin thị thực định cư Hoa Kỳ, thì việc lên lịch lấy dấu vân tay và các cuộc hẹn phỏng vấn là khác nhau. Không giống như thị thực không định cư khi bạn phải tự lên lịch mọi thứ, Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) chịu trách nhiệm sắp xếp các cuộc hẹn cho thị thực định cư.
Sau khi Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) xử lý đơn xin thị thực nhập cư từ người sử dụng lao động hoặc thành viên gia đình, họ sẽ gửi tài liệu cho Trung tâm chiếu kháng và thị thực quốc gia (NVC). NVC chỉ định số nhận dạng hồ sơ và số nhận dạng lệ phí cho bạn.
Sau đó, tùy thuộc vào việc thị thực có giới hạn hàng năm hay giới hạn, họ sắp xếp các cuộc hẹn.
Nếu thị thực bạn đang xin không có giới hạn, Lãnh sự sẽ sắp xếp các cuộc hẹn phỏng vấn và sinh trắc học ngay lập tức. Nếu thị thực có giới hạn hàng năm, thì đợi cho đến khi đến lượt bạn, vì vậy cho đến khi bạn nhận được ngày xử lý hiện tại. Khi đến lượt bạn lấy thị thực đó, họ sẽ sắp xếp các cuộc hẹn.
Đối với thị thực định cư, bạn không được lựa chọn khi đặt lịch hẹn xin thị thực Hoa Kỳ. Do đó, NVC sẽ lên lịch bất cứ khi nào khung thời gian có sẵn tiếp theo là tại Đại sứ quán Hoa Kỳ của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn phải lên kế hoạch trước và nghỉ làm hoặc cam kết để có thể tham dự các cuộc hẹn phỏng vấn và lấy dấu vân tay.

Vậy làm thế nào để có một buổi phỏng vấn visa định cư Mỹ thành công nhất?
Như ImmiPath đã trình bày ở trên, phỏng vấn xin định cư Mỹ ở tất cả các diện và thời gian chờ đợi của từng loại visa không giống nhau.
Vì vậy, để mọi thủ tục giấy tờ diễn ra suôn sẻ, chi trả đầy đủ các khoản phí quy định cũng như có một cuộc phỏng vấn thành công với viên chức lãnh sự khuyên bạn nên tìm một dịch vụ tư vấn di trú định cư Mỹ uy tín, chất lượng.
Bởi nếu thiếu một trong các giấy tờ cần thiết hoặc bằng chứng không thuyết phục, hồ sơ của bạn sẽ trả về và thời gian đoàn tụ sẽ kéo dài.
Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, có cả văn phòng ở Mỹ và Việt Nam, ImmiPath tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về di trú Mỹ, hỗ trợ giải quyết các hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, thân nhân, du lịch, đặc biệt là định cư Mỹ theo diện việc làm EB3 và diện đầu tư EB5 nhanh chóng, tư vấn cách chuẩn bị các bằng chứng, hướng dẫn trả lời phỏng vấn với lãnh sự quán, giúp bạn và gia đình nhanh chóng nhận được visa cũng như thẻ xanh để sớm đoàn tụ với người thân yêu và bắt đầu cuộc sống mới tại xứ sở cờ hoa.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về phỏng vấn định cư Mỹ, hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của ImmiPath sẽ hỗ trợ, tư vấn bằng tất cả kinh nghiệm và trái tim, giúp ước mơ định cư Mỹ của bạn thành sự thật.
Trả lời